Hoàng Phạm - ZingNews

Ôtô điện có an toàn hơn xe hơi truyền thống?

(News.oto-hui.com) – Không sử dụng xăng hay dầu, độ tin cậy của hệ thống điện và cụm pin là vấn đề được người dùng rất quan tâm. Liệu Ôtô điện có an toàn?

Không sử dụng động cơ đốt trong và nhiên liệu hóa thạch, hệ thống điện cao áp và cụm pin cường độ cao là yếu tố liên quan trực tiếp đến tính độ ổn định cũng như tính an toàn của xe điện.

Vậy so với ôtô truyền thống, xe điện an toàn ra sao và đâu là những vấn đề người dùng cần quan tâm khi sử dụng?

Nguy cơ cháy pin

Trong khoảng nửa năm qua, Hyundai đã tiêu tốn khoảng 900 triệu USD để triệu hồi gần 82.000 phương tiện chạy điện trên toàn cầu vì nguy cơ cháy cụm pin cho LG Chem sản xuất. Đến nay, 2 công ty Hàn Quốc vẫn chưa thống nhất được nguyên nhân dẫn đến lỗi này.

Đây được xem là đợt triệu hồi tốn kém nhất trong ngành ôtô nói chung và xe điện nói riêng. Dù vậy, vụ việc của Hyundai và LG được nhận định là trường hợp riêng biệt và không ảnh hưởng đến độ tin cậy nói chung của xe điện.

Cụ thể, loại pin Lithium-ion phổ biến trên xe điện hiện nay bao gồm nhiều tế bào kết nối với nhau. Khi gặp hiện tượng đoản mạch, chất điện phân trong pin sẽ dễ bị nóng lên và sinh ra lửa. Năng lượng sẵn có trong cụm pin có thể sinh ra ngọn lửa 1.000 độ C và gần như không thể dập tắt cho đến khi nguồn nhiệt được sử dụng hết.

Cấu tạo hệ thống pin của xe điện. Ảnh: Hyundai.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà sản xuất thiết kế các tấm ngăn tế bào pin riêng lẻ làm từ vật liệu hấp thụ nhiệt. Từ đó, giảm khả năng quá nhiệt dây chuyền của các tế bào pin. Ngoài ra, pin của xe điện được làm mát bằng hệ thống chất lỏng, giúp duy trì nhiệt độ ổn định trong quá trình làm vận hành của xe.

Bên cạnh đó, một vài hãng xe đang hoàn thiện và chuẩn bị ứng dụng loại pin mới an toàn hơn so với pin Lithium-ion. Có thể kể đến pin thể rắn của Toyota hay pin Ultium của General Motors.

Khả năng chống nước

Với đặc tính sử dụng năng lượng điện, hệ thống điện của ôtô điện được thiết kế kín để chống nước. Không chỉ khoang pin, dây dẫn mà động cơ điện cũng cần được bảo vệ khỏi nước để làm việc ổn định.

Thông thường, cụm pin của ôtô điện được nhà sản xuất thiết kế có thể chịu ngập liên tục trong vài chục phút. Với khả năng năng này, xe điện rõ ràng có khả năng “lội nước” tốt hơn ôtô dùng động cơ đốt trong và không cần lo lắng về nguy cơ bị thủy kích.

Tuy nhiên, người lái nên lưu ý việc hầu hết pin của xe điện hiện nay được bố trí bên dưới sàn xe. Nếu di chuyển vào đường xấu cần tránh cạ gầm hoặc sụp ổ gà khiến khoang pin bị rò rỉ, dẫn đến việc nước xâm nhập làm hư hỏng hệ thống điện.

Tesla Model 3 chạy qua vũng ngập nước. Nguồn: Insideevs.

Một câu hỏi khác liên quan đến khả năng kháng nước của xe điện là việc sạc pin dưới trời mưa có an toàn hay không. Câu trả lời là có.

Trước hết, các trạm sạc ngoài trời dành cho xe điện được thiết kế chống nước và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Tiếp đến, giắc cắm cũng như cổng sạc có khả năng kháng nước, bụi nhằm đảm bảo độ bền và khả năng sử dụng ngoài trời dưới các điều kiện nắng, mưa khác nhau.

Lấy ví dụ, mẫu xe điện Nissan Leaf có tiêu chuẩn kháng bụi và nước đạt IP67, có thể chịu ngập sâu 1 m trong 30 phút. Mẫu xe đô thị cũng được Jonathon Ratliff, quản lý cấp cao bộ phận xe xanh Nissan, xác nhận nhận rằng có thể sạc trong hầu hết điều kiện thời tiết, theo Autotrader.

Người dùng có thể an tâm sạc xe điện ngoài trời. Ảnh: Marketwatch.

Khả năng chịu va chạm

Tương tự ôtô truyền thống, xe điện được kiểm tra kỹ lưỡng về độ an toàn trước khi bán ra thị trường. Các mẫu ôtô điện có khả năng bảo vệ hành khách khi xảy ra va chạm tương đương những dòng xe hơi cùng hạng dùng động cơ đốt trong.

Đơn cử, chiếc Polestar 2 đạt chứng nhận 5 sao về an toàn của tổ chức Euro NCAP, hoặc Tesla Model 3 được IIHS xếp hạng cao nhất trong Top Safety Pick+.

Ôtô điện có độ an toàn tương đương xe dùng động cơ đốt trong cùng hạng. Ảnh: Polestar.

Cùng với đó, khung gầm của xe điện còn được thiết kế để giảm thiểu tác động đến cụm pin trong trường hợp có tai nạn nhằm giảm thiểu nguy cho hư hỏng hoặc phát hỏa.

Với chiếc Polestar 2, nhà sản xuất đã phát triển cấu trúc 2 khung nhôm có khả năng hấp thụ lực bố trí 2 bên vách ngăn phía trước khoang lái. Cơ cấu này có tên gọi SPOC và đóng vai trò bảo vệ cho cụm pin khi có va chạm trực diện phía trước.

Thêm một tính năng bảo vệ khi có tai nạn được trang bị trên xe điện là cầu chì pyro. Trong trường hợp xe điện bị đâm đụng mạnh, cảm biến sẽ truyền tín hiệu đến cầu chì và ngắt mạch hoàn toàn dòng điện, tránh trường hợp dây dẫn bị đứt và rò rỉ điện, gây nguy hiểm cho hành khách.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác