Thanh Bình - Toyota

Những vật liệu bôi trơn dùng trong bảo dưỡng động cơ ô tô?

(News.otoo-hui.com) – Nhiều loại vật liệu bôi trơn được sử dụng trong động cơ ô tô, tuy nhiên nếu những vật liệu bôi trơn trên ô tô được sử dụng không đúng cách hoặc sai chức năng sẽ dẫn đến những hư hỏng nặng cho các chi tiết động cơ.

Hầu hết các vật liệu bôi trơn trên ô tô tạo thành từ dầu mỏ và có nhiều phụ gia. Một số loại thì được làm từ chất lỏng tổng hợp.Ở phần này, sẽ nhắc đến các chất bôi trơn sau: Dầu động cơ, dầu bánh răng, mỡ, dầu thủy lực.

1. Dầu động cơ: 

Dầu động cơ có công dụng bôi trơn các chi tiết trong động cơ. Dầu động cơ có bốn chức năng chính là bôi trơn, làm mát, làm sạch, làm kín.

 Dựa vào thành phần của dầu gốc, chúng ta có thể chia dầu nhớt thành 3 loại:

  • Dầu khoáng: có thành phần chủ yếu là dầu gốc khoáng.
  • Dầu tổng hợp: là loại dầu cao cấp nhất do thành phần tinh khiết và tính năng ưu việt, cụ thể là tính ổn định độ nhớt cao hơn, giúp bảo vệ động cơ tốt hơn.
  • Dầu bán tổng hợp: là sự kết hợp giữa dầu khoáng và dầu tổng hợp.

Tính chất của dầu động cơ được phân loại theo các chỉ số sau

  • SAE
  • API/ILSAC
  • ACEA

2. Dầu bánh răng:

Dầu bánh răng có trị số độ nhớt và chất lượng cao để chịu được áp suất cao sinh ra do các bánh răng ăn khớp với nhau. Dầu bánh răng được chia theo ứng dụng của chúng, như cho hộp số, vi sai, hay hệ thống lái thường,…

Cũng như dầu động cơ, dầu bánh răng được phân loại theo độ nhớt ( SAE) và đánh giá chất lượng (API)

  • Phân loại theo độ nhớt SAE: Dầu bánh răng được phân loại theo chỉ số nhớt như 75W, 80W, 85W,90W,… chỉ số càng lớn thì độ nhớt càng cao. Dầu bánh răng thực tế được dùng trong bánh răng là 75W-90 và 80W-90,..
  • Phân loại theo chất lượng API: Dầu bánh răng được phân loại dựa theo độ chịu áp rất cao của chúng theo yêu cầu bôi trơn của các chi tiết khác nhau của các loại bánh răng khác nhau.

3. Mỡ:

Mỡ là một chất bôi trơn dạng nửa rắn.

Phân loại mỡ:

  • Mỡ đa dụng: có màu vàng nhạt, sử dụng trên vòng bi bánh xe, khớp cacdang, hộp cơ cấu lái.
  • Mỡ vòng bi bánh xe: có màu vàng nhạt, sử dụng trên vòng bi bánh xe.
  • Mỡ chịu nhiệt cao: có màu vàng nhạt xám, sử dụng ở mâm phanh.
  • Mỡ phanh đĩa: mỡ có màu xám, sử dụng ở đĩa chống tiếng ồn ở đĩa phanh.
  • Mỡ moay ơ cắt ly hợp: có màu đen, sử dụng ở moay ơ cắt ly hợp.
  • Mỡ gốc xà phòng liti Glycol: mỡ có màu hồng, sử dụng ở xylanh chính, xylanh cắt ly hợp, xylanh bánh xe, càng phanh đĩa.
  • Mỡ có gốc xà phòng Liti đisunphua Molipđen: mỡ có màu đen, sử dụng ở thanh răng- trục vít và bán trục.

4. Dầu thủy lực:

Có vài loại dầu thủy lực được dùng trong ô tô là: dầu hộp số tự động, dầu trợ lực lái, dầu phanh,….

  • Dầu ATF ( dầu hộp số tự động): loại dầu này có chất lượng và độ tinh chế cao, được sử dụng chủ yếu trong hộp số tự động (A/T). Trên thị trường, loại dầu ATF được sử dụng là T-IV.
Dầu ATF.
  • Dầu phanh: Hệ thống phanh có nhiều chi tiết làm từ vật liệu cao su như cupen, cao su chắn bụi, ống dẫn dầu,…. Vì lý do đó, dầu phanh không được chế tạo từ dầu mỏ.  Dầu phanh có vai trò quan trọng trong việc truyền lực giúp hệ thống phanh ô tô hoạt động. Bên cạnh đó, dầu phanh còn có tác dụng bôi trơn, giảm lực ma sát, chống ăn mòn, giúp các bộ phận trong hệ thống phanh có thể làm việc trơ tru và bền bỉ.
  • Dầu phanh cũng được sử dụng cho ly hợp dẫn động thủy lực.
  • Dầu giảm chấn: là dầu thủy lực nằm trong giảm chấn của hệ thống treo, chức năng của nó là làm giảm rung động của lò xo. Nếu rò rỉ phải thay thế giảm chấn.
  • Dầu hệ thống treo: được sử dụng cho hệ thống treo điều khiển độ cao chủ động.
Dầu phanh.

Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn