Trí.H lượt dịch

Những điều ít ai biết về Paul Rosche – Vị “Vua động cơ BMW” thời kỳ 1969 – 1999

(News.oto-hui.com) – Paul Rosche; vị “vua động cơ BMW” thời kỳ 1969 – 1999, là huyền thoại thiết kế động cơ M12 I4 của BMW và S70/2 V12 của McLauren. Ông là một trong những người đã dẫn dắt BMW bước chân vào bảng danh vọng đấu trường F1 và mang lại vô số thành tựu to lớn. Dưới đây là những điều thú vị về Paul Rosche và sự ra đời của động cơ M12 – Động cơ F1 Turbo tăng áp 4 xy lanh đầu tiên vô địch giải đua thế giới. 

1. Tiểu sử về tuổi trẻ Paul Rosche:

Paul Rosche (1934 - 2016)
Paul Rosche (1934 – 2016)

Ông sinh ngày 1/4/1934 ở Munich (Đức). Năm 1957, khi chàng trai trẻ Paul Rosche 24 tuổi đầu quân cho BMW và ngay lập tức nhận nhiệm vụ phát triển động cơ có hiệu suất cao cho những chiếc xe đua thời ấy.

  • Công việc đầu tiên của anh là tính toán và thiết kế trục cam cho động cơ xe đua.

Với tài năng xuất sắc cùng sự chuyên nghiệp, Paul Rosche đã được các đồng nghiệp BMW vui tính đặt biệt danh là “Nocken Paul”, “Camshaft Paul”.

Paul Rosche (phải) cùng người cộng sự già
Paul Rosche (phải) cùng người cộng sự già

Một trong những thành tựu đầu tiên của ông là thiết kế động cơ M10 cho BMW 1500, cung cấp 80 mã lực. Tiếp theo đó, Rosche đã thiết kế BMW 2002TIK, được trang bị động cơ tăng áp đã giành giải vô địch xe du lịch châu Âu 1969.

Paul Rosche đang thảo luận kỹ thuật với tay đua Nelson Piquet
Paul Rosche đang thảo luận kỹ thuật với tay đua Nelson Piquet

2. Quá trình chế tạo động cơ M12 cho chiếc xe đua F1 –  Brabham BT52:

Động cơ M12
Động cơ M12

Năm 1983, Paul Rosche được cả thế giới đua xe biết đến với việc chế tạo động cơ M12 1.5l Turbo 4 xylanh thẳng hàng cung cấp 630 mã lực trên chiếc xe Brabham BT52 – Chiếc xe đua công thức F1 vô địch thế giới năm 1983 được điều khiển bởi tay đua Nelson Piquet.

  • Trước đó, bản đầu tiên của động cơ này chỉ cung cấp 350 mã lực, sau này được Paul Rosche nâng cấp lên hơn 600 mã lực, thậm chí lên đến 800 mã lực.

Đương thời, đối thủ của BMW khi đó là Renault và Ferrari đã nổi tiếng với động cơ V6. Thế nhưng, thiết kế đột phá của Paul Rosche đã mang đến tiếng vang bất ngờ khi ấy, biến Nelson Piquet là tay đua đầu tiên vô địch thế giới bằng động cơ Turbo.

Brabham BT52
Brabham BT52

Năm 1984 và năm 1985, thời hoàng kim của động cơ tăng áp M12 đã chính thức chấm hết.

  • Liên đoàn ô tô quốc tế FISA đã đưa ra luật mới bằng việc giới hạn nhiên liệu tối đa 220 lít cho mỗi chặng đua khiến M12 trở thành động cơ tiêu hao nhiên liệu hàng đầu giải đua.
  • Cộng với việc cường độ hoạt động cao, độ bền của M12 đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến việc nổ động cơ và hỏng turbo một cách thường xuyên hơn.
  • Các tay đua của BMW thường gặp phải tình trạng hết nhiên liệu giữa chừng vì luật lệ này.
Paul Rosche đưa ra lời khuyên với tay đua F1 sắp vào trận đấu chung kết 1983
Paul Rosche đưa ra lời khuyên với tay đua F1 sắp vào trận đấu chung kết 1983

Sự cải tiến và nổ lực của BMW là chưa đủ, tay đua huyền thoại Brazil Nelson Piquet chỉ dành 3 chức vô địch tại Canada, Detroit (Hoa Kỳ) và Pháp đến hết năm 1985 thì tịt ngòi hẳn.

Nelson Piquet, Huyền thoại lái BT52 vô địch giải đua Công thức F1 thế giới năm 1983
Nelson Piquet, Huyền thoại lái BT52 vô địch giải đua Công thức F1 thế giới năm 1983

3. Sự nâng cấp M12 và BMW rút lui khỏi F1:

Năm 1986, động cơ M12 được nâng cấp lên phiên bản 13 đã tạo ra công suất tối đa 1.040 mã lực trong điều kiện đầy đủ, biến nó trở thành động cơ tăng áp mạnh nhất từng sử dụng trong các cuộc đua Công thức F1 trước đó.

  • Bản mạnh nhất của động cơ này lên tới 1.120 mã lực được qua tay độ của Paul Rosche.

Thế nhưng, động cơ này gặp phải một nhược điểm lớn chính là giải nhiệt kém trong các khoang kín. Cùng năm đó, lãnh đạo BMW tuyên bố hãng rút khỏi các giải đua công thức F1 mặc cho Paul Rosche kiến nghị và tiếp tục nâng cấp động cơ, chấm dứt kỷ nguyên hoàng kim.

Nỗi buồn của Paul Rosche và Nelson Piquet
Nỗi buồn của Paul Rosche và Nelson Piquet

Khi được hỏi về công suất tối đa của động cơ I4 M12, Paul Rosche từng nói: “Nó chắc chắn phải đạt được công suất trên khoảng 1400 mã lực. Theo tính toán, băng thử Dyno có giới hạn tối đa 1280 mã lực nhưng thực tế chúng tôi chỉ lên được 1040 mã lực. Để đảm bảo an toàn, chúng tôi không tiếp tục nâng công suất lên cao nữa vì băng thử không chịu được .”

4. Động cơ V12 McLauren và BMW:

Động cơ xăng S70/2 DOHC V12 - Sự hợp tác của McLauren và BMW
Động cơ xăng S70/2 DOHC V12 – Sự hợp tác của McLauren và BMW

Năm 1992, McLauren bắy tay với BMW trong việc sản xuất động cơ F1. Và, Paul Rosche là người chịu trách nhiệm chính.

  • Mục tiêu và thông số kỹ thuật ban đầu mà đối tác yêu cầu là động cơ V10 hoặc V12 4,5 lít sản sinh 550 mã lực, với chiều dài khối tối đa 600 mm và trọng lượng 250 kg, bao gồm cả ống xả.
S70/2 V12 của Paul Rosche
S70/2 V12 của Paul Rosche

Sự phát triển của động cơ này bắt đầu từ một tờ giấy trắng, lấy một số thành phần từ động cơ BMW M70. Kết quả cuối cùng là động cơ xăng S70/2 DOHC V12, cung cấp 627 mã lực.

  • Động cơ này được gắn trên Mclaren F1 GTR đã giành giải Le Mans 24 Giờ vào năm 1995 và sau đó cũng vào năm 1999, nó được trang bị trên chiếc xe đua BMW V12 LMR.
Paul Rosche cùng thành tựu động cơ V12
Paul Rosche cùng thành tựu động cơ V12

5. Dẫn dắt và sự ra đi đầy tiếc nuối:

Từ năm 1979 – 1996, Paul Rosche luôn nắm giữ nhiều chức vụ lớn, bao gồm chức giám đốc kỹ thuật của hãng BMW Motorsport. Ông đã gián tiếp mang đến cho BMW và McLauren hơn 150 chiến thắng tại các giải đua bằng chính động cơ của mình và đội ngũ thiết kế.

Động cơ M12 nổi tiếng bên Paul Rosche
Động cơ M12 nổi tiếng bên Paul Rosche

Trước khi nghỉ hưu năm 1999 (năm Paul Rosche 65 tuổi), dự án cuối là BMW E41 của chiếc xe F1 Williams FW22.

Dự án cuối cùng của Paul Rosche: Động cơ BMW E41 V10
Dự án cuối cùng của Paul Rosche: Động cơ BMW E41 V10

Năm 2016, Paul Rosche qua đời ở tuổi 82, để lại sự mất mát rất lớn đối với hãng BMW.

Sự ra đi của Paul Rosche đã mang lại tổn thất lớn cho BMW
Sự ra đi của Paul Rosche đã mang lại tổn thất lớn cho BMW

Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác