Nguyên lí hoạt động của túi khí khi xe xảy ra sự cố

(News.oto-hui.com) – Túi khí hiện nay đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Hầu như trên tất cả các dòng xe đều sẽ có túi khí. Túi khí xuất hiện vào năm 1970 ở Mỹ. Cho đến nay nó được xem là một trang bị an toàn phải có trên xe.

Bố trí túi khí trên Peugeot 3008

Túi khi lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1970 ở Mỹ. Nó đã trở nên phổ biến ở Châu Âu vào năm 1990. Suốt nhiều thập kĩ qua nó được xem là một trang bị an toàn thiết yếu, ưu việt, và cơ bản nhất trên bất kì một chiếc xe nào.

Tháng 1 năm 2014, một thống kê từ cơ quan An toàn Giao thông Cao tốc Quốc gia Mỹ (National Highway Traffic Safety Administration, NHTSA) đã cho biết rằng tỉ lệ thương vong trên những chiếc xe có cả túi khí ở bên hai bên thân xe thấp hơn 41% đối với những chiếc xe chỉ có túi khí ở vô lăng. Bên cạnh đó, khi gặp tai nạn trực tiếp phía đầu xe, túi khí sẽ giúp giảm tỷ lệ thương vong đi 63%. Hãy cùng Otohui đi tìm hiểu túi khí đã làm gì trong tích tắc để có thể cứu mạng được nhiều người.

Túi khi phồng ra khi có sự cố

Khi kĩ sư phát triển túi khí, họ đã tính trước những tai nạn có thể xảy ra từ nặng nhất đến nhẹ nhất. Xe hơi thường có xu hướng giảm tốc độ một cách đột ngột khi xảy ra tai nạn.

Như vậy theo lực quán tính, những hành khách trên xe sẽ có xu hướng bị hất văng tới phái trước. Có thể sẽ va đập với taplo trên xe hoặc hàng ghế phía trước. Trong lúc này thì dây an toàn sẽ phát huy tác dụng của mình.

Tuy nhiên chỉ một mình dây an toàn thì không thể mang lại hiệu quả bảo vệ hành khách trên xe. Lúc bấy giờ thì túi khí ra đời. Túi khí thật ra là những chiếc túi ni lông được gấp gọn và đặt ở nhiều vị trí trên xe. Bên cạnh đó còn có máy đo gia tốc cùng các cảm biến sẽ đóng vai trò phát hiện tốc độ giảm đột ngột và kiểm tra xe có bị va chạm hay không.

Tác dụng của túi khí bên hông thân xe

Khi phát hiện ra va chạm, các cảm biến này sẽ gửi thông tin đến một bộ phận chấp hành lệnh. Nó sẽ kích nổ, sau khi bắt lửa, khí ni tơ được phóng đi đột ngột sẽ làm phồng các túi khí và đỡ lấy những hành khách trên xe ngăn không cho va đập với các vị trí khác trên xe. Tất cả chỉ diễn ra trong vòng vài mili giây khoảng 0.04 giây.

Thuở ban đầu khi mới phát triển túi khí, nó chỉ được đặt phía sau vô lăng, và phía sau cốp ghế phụ lái, vì hai vị trí này được xem là vị trí nguy hiểm nhất trên xe khi sự cố xảy ra trực diện.

Ngày nay, túi khí được bổ sung ở hai bên ghế, hai trụ B và bên dưới vô lăng (nơi để chân). Một vài chiếc xe còn được trang bị các túi khí bên dưới nắp capo phòng trường hợp xe va chạm với người đi bộ, điển hình là Volvo V40.

Túi khí đỡ có thể ”đỡ” người đi bộ khi xảy ra tai nạn

Ngày nay có nhiều người có sử thích đính những loại hạt lên trên các thương hiệu của xe trên vô lăng. Đây có thể là một điều tai hại khi túi khí nổ, những hạt này có thể bắn vào các hành khách trên xe. Như vậy một thiết bị an toàn lại trở nên không an toàn.

Ví dụ điển hình về việc đính đá trên vô lăng

Bài viết liên quan:

Triệu hồi hơn 9.500 xe điện Porsche Taycan vì lỗi chỉnh ghế làm hỏng túi khí
Vụ kiện 5 năm: Túi khí Creta không bung khi gặp tai nạn, Hyundai bị phạt nặng
Ấn Độ: Đề xuất bắt buộc trang bị 6 túi khí cho ô tô mới

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác