Hướng dẫn thay bugi trên xe ô tô

(News.oto-hui.com) – Động cơ xe chạy xăng hoặc khí ga (LPG) đều sử dụng bugi để đốt cháy hỗn hợp hòa khí. Các bugi sẽ chuyển dòng điện cao áp từ bôbin thành tia lửa điện để đốt cháy hòa khí. Giống như các chi tiết khác trên xe, sau một thời gian hoạt động bugi cũng sẽ bị mòn và hư hỏng. Tuy nhiên nó cũng tương đối dễ sửa, bạn có thể học cách chẩn đoán và sửa chữa bằng các công cụ thích hợp

Phần 1: Tháo bugi cũ.
1. Xác định vị trí của bugi trên xe.

Khi bạn mở nắp capô, bạn sẽ thấy một bó 4-8 dây điện dẫn đến các điểm khác nhau trên động cơ. Các bugi được đặt ở trên động cơ tại cuối của các dây này, dưới nắp chụp bugi.
+ Trên động cơ L4, L6, bugi sẽ được đặt ở trên cùng hoặc bên hông động cơ theo một đường thẳng.
+ Trên động cơ V6 và V8, các bugi được đặt chia đều ở mỗi bên .
+ Một số xe có nắp đậy động cơ, bạn sẽ phải tháo chúng ra thì mới có thể nhìn thấy dây cao áp. Bạn nên sử dụng cẩm nang sửa chữa để xác định vị trí của bugi, số lượng bugi trên động cơ, khe hở tiêu chuẩn của bugi. Bạn cũng nên đánh số trên dây cao áp tương ứng với từng xilanh để không nhầm lẫn khi thay thế bugi mới.

 

2. Để động cơ nguội trước khi tháo bugi.
Nếu xe mới chạy, bugi và toàn bộ động cơ có thể rất nóng. Chỉ tháo bugi khi động cơ đã nguội hẳn. Trong thời gian chờ động cơ nguội, bạn nên chuẩn bị các dụng cụ để thay thế bugi như:
+ Cần mở tuýp
+ Thanh nối dài
+ Đầu tuýp mở bugi.
+ Thước lá để đo khe hở bugi.

 

3. Tháo bugi.
Tháo dây cáo áp nối với bugi bằng cách nắm chặt đầu chụp bugi và kéo nhẹ để dây không bị hư hỏng. Lắp đầu tuýp vào thanh nối dài và lắp thanh nối vào cần mở tuýp. Từ từ nới lỏng rồi lấy bugi ra khỏi động cơ.

 

4. Đo khe hở bugi.
Khe hở này thường khoảng 0,7-1.5 mm. Ngày nay bugi được thiết kế theo từng hãng xe và theo tính năng hoạt động của động cơ. Do đó hãy sử dụng hướng dẫn sữa chữa để biết chính xác giá trị tiêu chuẩn của khe hở là bao nhiêu và dùng thước lá để đo lại.
Nếu bugi có khe hở quá lớn thì bạn có thể điều chỉnh lại bằng cách gõ đầu bugi lên bề mặt gỗ, và dùng thước lá kiểm tra lại cho đến khi khe hở đạt chuẩn. Thông thường sau khoảng 20000 Km thì bạn nên thay thế bugi, giá tiền của bugi cũng không quá đắt vì vậy bạn nên thay thế định kỳ để động cơ hoạt động một cách tốt nhất.

 

5. Kiểm tra hiện trạng của bugi.
Bugi thường khá bẩn ngay cả khi hoạt động tốt, tuy nhiên bạn nên thay thế bugi ngay nếu thấy có các kết tủa màu trắng bám xung quanh các điện cực bugi. Hoặc khi bạn thấy các điện cực bị hư hại, bị cháy hoặc muội than bám quá nhiều thì bạn cũng nên thay thế bugi.
Nếu bugi bị cong, hay nứt gãy thì bạn nên mang xe tới gara để được chẩn đoán và kiểm tra động cơ.

 

Phần 2: Lắp bugi mới vào động cơ.
1. Chọn đúng loại bugi cho xe.
Có rất nhiều loại bugi trên thị trường, tuy nhiên cách tốt nhất vẫn là mua lại bugi giống với loại mà xe bạn đang sử dụng. Tham khảo sổ tay hướng dẫn của xe để xác định loại bugi mà xe bạn dùng. Khi mua bugi mới về, bạn cũng có thể dùng thước lá đo khe hở của bugi mới xem có đạt tiêu chuẩn không.

2. Làm sạch khu vực xung quanh bugi trước khi lắp bugi mới.
Khi bạn thay thế bugi thì cũng là lúc thích hợp để kiểm tra các dây cao áp xem có bị đứt, hư lớp vỏ cách điện không. Thay thế dây cao áp nếu cần. Đồng thời bạn nên dùng khăn lau sạch khu vực lắp bugi, có thể dùng súng gió để thổi hết bụi bẩn xung quanh.

3. Bôi trơn bugi trước khi lắp.
Bôi một ít chất chống ăn mòn hoặc mỡ cách điện lên phần ren và phần đuôi của bugi để việc tháo bugi trong tương lai sẽ dễ dàng hơn. Chú ý lắp dây cao áp đúng bugi, lắp nhầm vị trí sẽ dẫn đến kết quả động cơ không nổ, hoặc nổ nhưng rung giật, bỏ máy.

 

4. Lắp bugi mới vào động cơ và siết chặt lại.
Khi siết các bugi mới bạn không nên siết quá lực vì có thể làm cháy ren trên động cơ, khi đó chi phí cho việc làm lại ren sẽ khá đắt. Để chắc chắn bạn nên xem sổ tay hướng dẫn để tìm lực siết chuẩn của bugi và dùng cần xiết lực để siết chặt bugi.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác