THANH NAM (Lược dịch)

Hướng dẫn kiểm tra dây cao áp trên động cơ

(News.oto-hui.com) – Dây cáo áp là một chi tiết quan trọng trên động cơ, nó mang dòng điện cao áp (30.000-50.000V) từ bôbin tới bugi đánh lửa. Do tiếp xúc trực tiếp với nhiệt động cơ và rung động nên dây cao áp có thể bị giảm khả năng dẫn điện và làm giảm công suất động cơ. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra dây cao áp.

1. Kiểm tra các dấu hiệu:

Khi dây cao áp bị hư hỏng thì các triệu chứng có thể thấy đó là:

  • Động cơ nổ cầm chừng bị rung
  • Mất lửa
  • Nhiễu sóng radio
  • Tăng tiêu hao nhiên liệu
  • Đèn check engine bật sáng

2. Kiểm tra dây cao áp:

Sử dụng đèn pin hoặc đậu xe tại nơi có nhiều ánh sáng để có thể kiểm tra dây cao áp bằng mắt.

  • Tìm kiếm hư hỏng vật lý như vết bong tróc và vết nứt trên dây cao áp.
  • Kiểm tra cách điện xung quanh dây. Tìm kiếm hư hỏng do nhiệt độ cao từ khoang động cơ (vết thấm).
  • Kiểm tra sự ăn mòn giữa bugi và bôbin.

3. Khởi động động cơ:

Khởi động động cơ và quan sát dây cao áp xem có sự phóng điện, nghe xem có âm thanh của sự phóng điện không.

4. Kiểm tra sự rò rỉ điện áp:

Sử dụng dây điện nối mass và đầu con lại kẹp lên tua vít. Kéo tua vít dọc theo chiều dài của dây cao áp và xung quanh bôbin. Nếu thấy có tia lửa điện từ dây cao áp phóng qua tua vít thì dây cao áp đã bị rò rỉ và cần được thay thế.

5. Sử dụng bình xịt nước:

Xịt nước lên dây cao áp để kiểm tra sự rò rỉ điện áp. Nếu sự phóng điện được tìm thấy ở vị trí gần với bugi thì bạn cần tắt máy và tháo dây cao áp đó ra để kiểm tra. Có thể phải thay thế cả bugi.

6. Kiểm tra điện trở của các dây cao áp:

Sử dụng cẩm nang sửa chữa của xe để biết giá trị điện trở của các dây cao áp. Sau đó dùng đồng hồ VOM với thang đo điện trở để kiểm tra điện trở của các dây cao áp. Chú ý phần đầu của que dò phải chạm vào phần kim loại bên trong dây cao áp.

7. Kiểm tra lẫy trên nắp bộ chia điện:

Nắp bộ chia điện sẽ được cố định bằng các lẫy kiểu lò xo, sau thời gian hoạt động các lẫy này có thể bị lỏng ra khiến nắp bộ chia điện không còn được cố định dẫn đến điện áp bị rò rỉ.

8. Kiểm tra đường đi của các dây cao áp:

Quan sát sơ đồ trong sổ tay hướng dẫn sử dụng của xe và so sánh với đường đi của dây cao áp trên xe thực tế. Đôi khi lắp ráp sai lệch có thể khiến các dây cao áp bị cọ sát vào bộ phận khác khiến điện áp bị rò rỉ.

Nguồn: wikihow

Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác