Thanh Nam

Hướng dẫn kiểm tra van điều khiển không tải

(News.oto-hui.com) – Van điều khiển không tải hay còn được biết đến với tên gọi là van điều khiển tốc độ cầm chừng, van này sẽ điều khiển tốc độ của động cơ ở chế độ không tải. Van này được điều khiển bởi ECU, Thỉnh thoảng nó hoạt động không hiệu quả, dẫn đến có sự thay đổi khác lạ ở chế độ không tải trên chiếc xe của bạn, hoặc có thể số vòng quay ở chế độ cầm chừng giảm xuống. Vì vậy bạn nên kiểm tra kĩ trước khi quyết định thay thế.

Phần 1: Xác định vấn đề của van điều khiển không tải

1. Tốc độ không tải của động cơ cao

Một triệu chứng phổ biến khi van điều khiển không tải bị hư hỏng là tốc độ độ không tải của động cơ cao hơn mức bình thường. Khởi động động cơ và quan sát đồng hồ tua máy trên tablo. Hầu hết tốc độ không tải của động cơ thường nằm dưới 1000 (vòng/phút). Nếu bạn đã biết chiếc xe của bạn hoạt động ở chế độ không tải là bao nhiêu, hãy so sánh nó với giá trị hiện tại, để có thể nhận ra sự khác thường.

  • Nếu tốc độ cao hơn thì có thể van điều khiển không tải đang có vấn đề.
  • Ngoài ra rò rỉ trên đường ống nạp cũng có thể làm cho tốc độ không tải cao hơn bình thường.

2. Tốc độ không tải của động cơ thấp

Bên cạnh vấn đề tốc độ không tải cao thì bạn cũng nên chú ý đến tốc độ không tải quá thấp.

  • Tốc độ không tải thấp cũng có thể là do van điều khiển không tải.
  • Rò rỉ trên đường ống nạp cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng trên.

3. Tìm kiếm dấu hiệu rò rỉ chân không.

Nếu động cơ của bạn hoạt động ở chế độ không tải kém. Hãy thử tìm kiếm bất kì một dấu hiệu rò rỉ nào có thể gây ra triệu chứng trên. Quan sát và kiểm tra các đường ống chân không trong khoang động cơ xem có bị nứt hay mòn không. Nếu có thì bạn cần thay thế ngay lập tức.

  • Bạn có thể ngắt kết nối một đường chân không của hệ thống (như đường chân không trợ lực phanh trên bầu Servo trợ lực). Sau đó, bạn có thể dùng đồng hồ đo áp suất chân không xem áp suất trong hệ thống có đạt giá trị tiêu chuẩn không.
  • Phun hỗn hợp RP7 (hoặc các dung dịch tương tự) bên ngoài các đường ống để kiểm tra sự rò rỉ. Nếu có sự rò rỉ chân không, dung dịch này sẽ bị hút vào và động cơ sẽ tăng số vòng quay một ít.

4. Đèn “check engine” bật sáng

Đèn “check engine” được thiết kế để bật sáng khi ECU phát hiện ra vấn đề trên động cơ. Quan sát đồng hồ taplo nếu đèn “check engine” bật sáng kết hợp với vấn đề tốc độ không tải thì có thể là do van điều khiển không tải bị hư hỏng.

  • Đèn “check engine” là đèn có hình vẽ động cơ.

Phần 2: Kiểm tra hoạt động của van điều khiển không tải

1. Sử dụng máy chẩn đoán để xác định mã lỗi

Nếu xe của bạn sản xuất trước năm 1996, bạn nên sử dụng máy chẩn đoán hệ thống OBD I, còn với xe sản xuất sau năm 1996 thì bạn nên sử dụng máy OBD-II. Kết nối máy với giắc chẩn đoán trên xe và bật máy lên. Sử dụng máy chẩn đoán để tìm ra mã lỗi mà đang làm đèn “check engine” sáng.

2. Khởi động xe và ghi lại tốc độ không tải hiện tại của xe

Khởi động động cơ, đợi một phút để động cơ hoạt động ổn định ở chế độ không tải. Để xe chạy ở chế độ không tải và dùng bút ghi lại các giá trị tua máy ở chế độ đó. Bạn nên để động cơ hoạt động vài phút trước khi ghi.

3. Tắt động cơ và rút giắc cắm trên van điều khiển không tải

Tắt động cơ  sau đó mở nắp capô và xác định vị trí của van điều khiển không tải. Sau khi xác định được vị trí của van, rút giắc cắm điện trên van. Nếu không xác định được vị trí thì bạn nên sử dụng cẩm nang sửa chữa.

4. Khởi động lại xe

Sau khi rút giắc cắm trên van, quay trở lại xe và khởi động động cơ. Chắc chắn rằng không để giắc cắm của van bị cuốn vào một chi tiết chuyển động nào trong khoang động cơ.

5. So sánh tốc độ động cơ

Ghi lại tất cả giá trị tốc độ động cơ khác với giá trị bạn ghi trước đó. Nếu tốc độ không có gì khác so với trước đó thì có thể van điều khiển không tải đã bị hư hỏng.

  • Nếu van điều khiển hoạt động bình thường thi khi rút giắc cắm, tốc độ của động cơ sẽ thay đổi.

6. Tắt động cơ và cắm giắc trở lại van điều khiển

Nếu bạn nhận thấy tốc độ động cơ khác nhau giữa khi rút và không rút giắc cắm của van điều khiển, thì bạn nên xác nhận lại bằng cách cắm giắc kết nối lại và khởi động lại xe.

Phần 3: Kiểm tra van không tải với dụng cụ chuyên dụng

1. Sử dụng bút thử điện một chiều để kiểm tra van không tải của hãng GM

Nối mát cho bút thử điện và chích bút thử vào từng chân trên giắc cắm (giắc cái) của van điều khiển không tải.  Lưu ý: Không ngắt kết nối điều khiển van không tải. Thông thường đèn sẽ nhấp nháy hoặc sáng rồi mờ dần ở cả 4 chân, khi động cơ đang hoạt động.

  • Nếu đèn không nhấp nháy trên mỗi mạch thì vấn đề có thể bắt nguồn từ ECU động cơ. (Vì tín hiệu điều khiển van có vấn đề).
  • Nếu đèn thử của bạn nhấp nháy đúng cách, nhưng tốc độ không tải vẫn khác thường, có nghĩa là mô tơ điều khiển van không tải cần phải được thay thế.

 2. Đo điện trở của solenoid trên van điều khiển không tải của hãng Ford

Xác định vị trí van điện từ điều khiển không tải và hai chân của van. Nối hai dây của đồng hồ đo điện trở với hai chân này.

Điện trở giữa hai chân này trên các xe  Ford thường nằm trong khoảng 7-13Ω.

Nếu điện trở nằm ngoài khoảng thì có thể cần thay thế van điều khiển không tải.

3. Sử dụng máy chẩn đoán đa năng để tăng tốc độ không tải trên dòng xe Chrysler

Kết nối máy chẩn đoán với giắc chẩn đoán của hệ thống OBD trên xe. Sử dụng dòng lệnh trong máy để tăng tốc độ không tải (chế độ Active). Nếu tốc độ không tăng thì có nghĩa là có vấn đề với mạch điện van điều khiển không tải, ngăn cản tín hiệu điều khiển thay đổi tốc độ không tải. Bạn cũng có thể làm tương tự với các dòng xe khác như Toyota, GM, BMW, Honda,… Nếu bạn có một công cụ chẩn đoán phù hợp.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác