Thanh Nam

Hướng dẫn kiểm tra cảm biến oxy

(News.oto-hui.com) – Cảm biến oxy có nhiệm vụ phát hiện lượng oxy có trong khí thải và chuyển thông tin này thành tín hiệu điện áp và gửi về ECU để điều khiển tỉ lệ nhiên liệu/không khí. Dưới đây là những hướng dẫn kiểm tra cảm biến oxy.

Tuy nhiên, bất cứ khi nào tín hiệu của cảm biến oxy bị thay đổi và vượt ra khỏi giá trị tiêu chuẩn, hệ thống máy tính sẽ lưu trữ lỗi vào bộ nhớ và kích hoạt đèn “check engine” để báo cho bạn biết. Bạn cần sử dụng các thông số kỹ thuật của cảm biến oxy để xác định xem có cần thay thế cảm biến hay không. Vì vấn đề có thể không nằm ở cảm biến mà có thể là do các chi tiết khác, ví dụ như: đường ống chân không bị lỏng hoặc bị rách, giắc cắm trên cảm biến bị lỏng làm cản trở khả năng truyền tải tín hiệu của cảm biến.

Phần 1. Kiểm tra cảm biến oxy bằng đồng hồ VOM

Bạn nên sử dụng đồng hồ VOM có điện trở khoảng 10 mega ôm, để bảo vệ các thiết bị điện trên xe trong quá trình kiểm tra.

 Kiểm tra cảm biến oxy.
Kiểm tra cảm biến oxy.

Đồng thời, trước khi thực hiện bài test này bạn cần biết vị trí của cảm biến oxy. Với các xe sản xuất trước năm 1996 thì cảm biến thường nằm gần cổ góp xả, còn với các dòng xe mới hơn thì thường có 2 cảm biến oxy, một nằm gần cổ góp xả và một nằm gần bộ xúc tác khí thải. Để chắc chắn vị trí bạn nên tham khảo sổ tay hướng dẫn sử dụng của xe.

Cảm biến oxy có thể nằm trên cổ góp xả.

Các bước thực hiện:

  1. Làm nóng động cơ đến nhiệt độ hoạt động. Bạn có thể làm nóng động cơ đến nhiệt độ thích hợp bằng cách lái xe trên đường khoảng 20 phút hoặc để động cơ chạy cầm chừng với tốc độ cầm chừng cao từ 15-20 phút.
  2. Tắt động cơ và bật đồng hồ về thang đo DC.
  3. Nếu bạn kiểm tra cảm biến oxy gần bộ xúc tác khí thải thì bạn cần nâng xe lên, sử dụng con đội chết để kê bên dưới gầm xe, chặn các bánh xe sau lại.
  4. Cẩn thận không nên tiếp xúc trực tiếp với đường ống xả trên xe, vì lúc này chúng đang rất nóng.
  5. Nếu cảm biến có một dây thì đó là dây tín hiệu, chích que dò màu đỏ vào dây này còn đặt que dò màu đen lên vị trí mass của động cơ. Nếu xe của bạn sử dụng cảm biến oxy có điện trở sấy thì nó thường có từ 2-4 dây và bạn sẽ cần xác định dây tín hiệu.

Để kết nối đầu dò với dây điện, bạn có thể chích đầu dò xuyên qua dây; hoặc kiểm tra cảm biến thông qua giắc nối. Tuy nhiên, rất khó để kiểm tra cảm biến thông qua giắc nối. Để khắc phục hạn chế này, bạn có thể rút giắc của cảm biến và kết nối một sợi dây đồng với chân của dây tín hiệu và cắm lại giắc, dây đồng sẽ thò ra ngoài. Điều này sẽ cho phép bạn kết nối đầu dò với dây tín hiệu mà không cần phải phá hỏng lớp vỏ bọc của dây. Chỉ cần đảm bảo rằng dây đồng này không chạm mass.

Phần 2. Đọc tín hiệu của cảm biến oxy

Khởi động động cơ và kiểm tra tín hiệu điện áp của cảm biến, giá trị điện áp này nên nằm trong khoảng từ 0.1-0.9 V. Nếu điện áp nằm ngoài khoảng trên thì có thể cảm biến đã bị hư hỏng. Để xác định tình trạng của cảm biến, bạn có thể áp dụng 2 bước kiểm tra tiếp theo.

1. Kiểm tra tín hiệu ra của cảm biến khi hỗn hợp nghèo

  • Ngắt đường ống thông gió hộp trục khuỷu với van PCV trên cổ góp hút, điều này sẽ cho phép nhiều không khí đi vào trong động cơ nhiều hơn.
  • Kiểm tra tín hiệu ra của cảm biến, với một hỗn hợp nghèo thì cảm biến sẽ chỉ ra lượng oxy tăng và điện áp ra là 0.2V. Nếu cảm biến không đưa ra tín hiệu như trên thì có thể cảm biến đã bị hư hỏng.
  • Kết nối lại đường ống thông gió với van PCV.

2. Kiểm tra tín hiệu ra của cảm biến khi hỗn hợp giàu

  • Tháo ống hút nối với bộ lọc không khí.
  • Bịt đường ống này bằng một miếng vải để làm giảm lượng không khí đi vào động cơ.
  • Kiểm tra tín hiệu ra của cảm biến, với một hỗn hợp giàu thì cảm biến sẽ chỉ ra lượng oxy giảm và điện áp ra là 0.8V. Nếu cảm biến không đưa ra tín hiệu như trên thì có thể cảm biến đã bị hư hỏng.
  • Nối lại ống hút với bộ lọc không khí.
Thay thế cảm biến oxy sẽ giúp động cơ đạt hiệu suất tốt hơn.

Trên đây là cách để kiểm tra cảm biến oxy trên xe, nếu bạn có gì không hiểu hoặc thắc mắc thì hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi. Sẽ rất vinh hạnh cho chúng tôi nếu được giúp bạn hiểu thêm một kinh nghiệm sửa chữa mới.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác