Phong Hữu

Hệ thống lái thanh răng trợ lực lái thủy lực

(News.oto-hui.com) – Bạn có thể đã biết rằng cơ chế lái mà chúng ta sử dụng gần đây đã được trợ lực lái và nó bao gồm hai loại: điện và thủy lực. Với cơ chế lái trợ lực, người lái có thể điều khiển xe của mình với lực lái tối thiểu và đồng thời, vẫn cho một cảm giác tốt tới người lái. Bài viết này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem hệ thống lái thanh răng trợ lực thủy lực hoạt động như thế nào.

Hệ thống lái thanh răng trợ lực lái thủy lực
Hệ thống lái thanh răng trợ lực lái thủy lực

Hệ thống lái trợ lực thủy lực là một hệ thống vòng kín sử dụng chất lỏng thủy lực điều áp để thay đổi góc bánh xe của bánh trước dựa trên góc lái. 

1. Cấu tạo hệ thống lái thanh răng trợ lực lái thủy lực

Cấu tạo hệ thống lái thanh răng trợ lực lái thủy lực
Cấu tạo hệ thống lái thanh răng trợ lực lái thủy lực
a. Bình chứa:

Bình chứa cung cấp dầu trợ lực lái. Nó được lắp trực tiếp vào thân bơm hoặc lắp tách biệt. Nếu không lắp với thân bơm thì sẽ được nối với bơm bằng hai ống mềm.

Thông thường, nắp bình chứa có một thước đo mức đề kiểm tra mức dầu. Nếu mức dầu trong bình chứa giảm dưới mức chuẩn thì bơm sẽ hút không khi vào gây ra lỗi trong vận hành.

b. Bơm trợ lực lái:

Bơm được dẫn động bằng puli trục khuỷu động cơ và dây đai dẫn động, và đưa dầu bị nén vào hộp cơ cấu lái. Lưu lượng của bơm tỷ lệ với tốc độ của động cơ nhưng lưu lượng dầu đưa vào hộp cơ cấu lái được điều tiết nhờ một van điều khiển lưu lượng và lượng dầu thừa được đưa trở lại đầu hút của bơm.

c. Van điều khiển:

Van điều khiển chuyển hướng dầu hồi về bình chứa hoặc đi tới xilanh.

d. Hộp cơ cấu lái:

Piston trong xi lanh trợ lực được đặt trên thanh răng, và thanh răng dịch chuyển do áp suất dầu tạo ra từ bơm trợ lực lái tác động lên pít tông theo cả hai hướng. Một phớt dầu trên Piston ngăn dầu rò rỉ ra ngoài.

Trục van điều khiển được nối với vô lăng. Khi vô lăng quay theo hướng nào đó thì van điều khiển thay đổi đường truyền do vậy dầu chảy vào một trong các buồng. Dầu trong buồng đối diện bị đẩy ra ngoài và chảy về bình chứa theo van điều khiển.

Xem thêm: Tìm hiểu về các loại hệ thống lái phổ biến hiện nay

2. Nguyên lý hoạt động cơ bản của trợ lực lái thủy lực

Hệ thống lái có trợ lực sử dụng công suất của động cơ để dẫn động bơm trợ lực lái tạo áp suất thuỷ lực. Khi xoay vô lăng, sẽ chuyển mạch một đường dẫn dầu tại van điều khiển. Vì áp suất dầu đẩy pít tông trong xi lanh trợ lái, lực cần đề điều khiển vô lăng sẽ giảm.

3. Ưu và nhược điểm của hệ thống lái thanh răng trợ lực lái thủy lực

Trợ lực lái thủy lực đã tồn tại hơn nửa thế kỷ, nên hẳn nhiên vẫn giữ những ưu điểm mà trợ lực điện không có, dù không thể phủ nhận trợ lực điện đang là bước đi tương lai, đe dọa sự tồn tại của trợ lực thủy lực.

Ưu điểm đầu tiên của trợ lực lái thủy lực là cảm giác lái. Hệ thống này có kết cấu hoàn toàn bằng cơ khí nên phản ứng với mặt đường chân thực nhất. Tài xế có thể cảm nhận được lực dội ngược lên vô-lăng. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh của hệ thống trợ lực lái điện giúp cảm giác lái ngày một chân thực.

Chi phí bảo dưỡng hệ thống trợ lực lái thủy lực thấp hơn vì đã thông dụng từ lâu. Chỉ thường gặp một số hỏng hóc như rò rỉ dầu, hay hỏng van phân phối. Tuy nhiên, cần thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng, kiểm tra dầu trợ lực lái.

Nhưng bên cạnh đó trợ lực lái thủy lực phức tạp hơn, nặng hơn và chiếm nhiều không gian hơn. Cộng với cơ cấu nhận công suất từ động cơ nên lúc nào cũng trong trạng thái hoạt động, nên tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Advertisement

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác