(News.oto-hui.com) – Khi nhắc đến Toyota, người ta sẽ nghĩ ngay đến sự bền bỉ theo thời gian. Và đó cũng là giá trị cốt lõi của Toyota. Thông thường sự bền bỉ sẽ không đi kèm với sức mạnh. Tuy nhiên ở động cơ 2JZ của Toyota thì đó là một câu chuyện khác.
Động cơ JZ được xem là dòng động cơ huyền thoại của Toyota mặc dù họ đã từng tạo ra nhiều khối động cơ hoàn hảo trong nhiều năm qua. Thế nhưng khối động cơ JZ cũng như Supra vẫn sừng sững khẳng định tên tuổi qua từng năm tháng của các dân chơi ô tô.
Động cơ JZ có hai phiên bản khác nhau là 1JZ và 2JZ. Phiên bản 1JZ được sản xuất năm 1990 và có dung tích là 2.5L. Một năm sau đó Toyota đã cho ra đời động cơ 2JZ với dung tích nâng lên 3.0L. Tuy nhiên người ta lại chuộng 2JZ vì rất nhiều lí do mà không hứng thú với 1JZ. Một lí do chính là nó có thể tạo ra 2000 mã lực. Một con số gần như là bất khả kháng với đại đa số các động cơ được trang bị trên các dòng ô tô hiện nay.
Động cơ 2JZ có 6 xi lanh được xếp thẳng hàng. Và tất nhiên khi vừa xuất xưởng nó không thể cung cấp 2000 mã lực. Nhưng chỉ nhờ vào một số tinh chỉnh nhỏ của dân độ thì con số này hoàn toàn là có thể.
Một điều kiện tiên quyết để khối động cơ có thể đạt được công suất khổng lồ đó là độ bền. Trong khi nhiều hãng đã chuyển sang sử dụng nhôm để làm thân máy vì nhôm có độ cứng cũng như nhẹ, nhưng đổi lại nó giòn, và nếu tác động mạnh bởi lực rất dễ bể. Toyota đã sử dụng gang để làm thân máy động cơ 2JZ. Mặc dù nó nặng, nhưng độ bền của gang thì không phải bàn cãi.
Đối với những động cơ khác thì đầu xylanh sẽ được sản xuất riêng, thân máy được sản xuất riêng rồi sau đó ghép lại. Tuy nhiên, ở động cơ 2JZ có thiết kế boong kín. Người ta đúc cả khối bao gồm thân xylanh cũng như đầu xylanh. Điều này tất nhiên là tốn kếm chi phí cũng như thời gian. Tuy nhiên hiệu quả mà nó mang lại là sự bền bỉ, cũng như khả năng nén không khí bên trong lòng xylanh là tuyệt vời. Lòng xylanh của động cơ 2JZ có thể chịu một áp suất nén rất lớn. Do đó việc nó tạo ra 2000 mã lực là hoàn toàn khả thi.
Vì sao Toyota không sử dụng cấu hình chữ V cho động cơ 2JZ mà lại tạo ra 6 xy lanh thẳng hàng?
Đó là vì 6 xy lanh thẳng hàng sẽ rất ổn định và cân bằng nếu so sánh với các cấu hình khác. Chính nhờ sự an toàn mà mã lực của động cơ 2JZ được tạo ra một cách mạnh mẽ nhưng lại mượt mà.
Ngày nay các động cơ hiệu suất cao có một khuyết điểm là khoảng không gian giữa các xupap và piston khi ở điểm chết trên rất hạn chế. Do đó nếu dây đai cam bị hỏng, piston sẽ không đập vào xupap, gây hư hỏng cho đầu piston cũng như là xupap. Với thiết kế không va chạm của mình thì động cơ 2JZ đã giải quyết được vấn đề này.
Khối động cơ 2JZ có thể tạo ra 800 mã lực một cách đơn giản chỉ cần một bộ tăng áp đơn song song với một số tinh chỉnh nhỏ. Vật liệu tạo ra 2JZ là những vật liệu chịu được áp lực lớn.
Theo đó, chiếc xe huyền thoại Toyota Supra đã được ghi nhận rằng có khả năng tạo ra gần 1000 mã lực một cách đơn giản. Ngoài ra, một biến thể khác cả 2JZ là 2JZ-GTE được chứng minh là có công suất 2000 mã. Tuy nhiên nó chỉ được chạy trong trường đua. Toyota đúng là hãng xe mang đến nhiều giá trị cốt lõi.
Bài viết liên quan:
- Điều gì đã tạo nên huyền thoại Toyota Supra
- Toyota Supra 2020 – Sự kết hợp giữa Toyota và BMW
- Chiêm ngưỡng Toyota Supra màu Gold sở hữu động cơ V12 độc nhất