Bạn cần xử lý thế nào khi động cơ bị quá nhiệt ?

Động cơ bị quá nhiệt sẽ dẫn đến hiện tượng piston bị bó kẹt, lột dên và nhiều thiệt hại khác nghiêm trọng. Và bạn sẽ phải mất một khoản tiền lớn để đại tu lại động cơ.

Nếu hệ thống làm mát trên xe có vấn đề hoặc hư hỏng, nhiệt độ động cơ sẽ tăng cao, gây bó kẹt các chi tiết bên trong động cơ. Nếu bạn nhận thấy động cơ bắt đầu quá nóng, hãy làm theo các bước sau đây để có thể ngăn ngừa các hư hại cho chiếc xe cho đến khi bạn có thể sửa chữa hệ thống làm mát.

Phần 1: Khi bạn có thể dừng xe.

1. Dừng xe và tắt máy.
Ngay khi bạn nhìn thấy đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát chỉ vào khu vực nguy hiểm “H”, hoặc bạn thấy hơi nước bốc lên từ nắp capô thì bạn nên nhanh chóng dừng xe và tắt máy để động cơ nguội dần.


Hình 1. Dừng xe và tắt máy.

2. Mở nắp capô để nhiệt thoát ra ngoài.
Ngay khi tắt máy bạn nên mở nắp capô để nhiệt trong khoang động cơ phân tán nhanh hơn. Không được mở nắp két nước khi đang nóng.


Hình 2. Mở nắp capô.

3. Không mở nắp két nước khi động cơ còn nóng.
Lúc này không nên mở nắp két nước bởi vì nước đang rất nóng có thể bắn ra gây bỏng cho bạn.


Hình 3. Không mở nắp két nước khi còn nóng.

4. Kiểm tra bình chứa nước làm mát và thêm nước làm mát nếu cần.
Các xe hơi ngày nay đều có một bình nhựa chứa nước làm mát và được nối trực tiếp phần đỉnh của bộ tản nhiệt hay két nước. Điều này cho phép bạn có thể dễ dàng quan sát được mức nước làm mát cao hay thấp. Mức nước nên nằm ở mức F-Full. Bạn có thể châm thêm nước làm mát vào bình chứa khi động cơ đang nóng.


Hình 4. Kiểm tra mức nước làm mát trong bình chứa.

Nếu xe của bạn chỉ có két làm mát nước mà không có bình chứa nước làm mát thì bạn phải đợi động cơ nguội trước khi kiểm tra mức nước trong két.


Hình 5. Châm thêm dung dịch làm mát vào bộ tản nhiệt.

5. Kiểm tra xem nước làm mát có bị rò rỉ không.
Nếu bộ tản nhiệt hoặc nắp máy bị hư hỏng hoặc là khi mức nước làm mát trong bình chứa tụt xuống thì rất có thể nước làm mát đã bị rò rỉ. Nếu bạn có kinh nghiệm và am hiểu về ô tô thì có thể tự mình kiểm tra. Bạn nên kiểm tra khu vực két nước, đường ống nước nối vào thân máy và nắp máy xem có bị rò rỉ nước hay không.
Bạn cũng có thể mang xe tới gara gần nhất để được kiểm tra áp suất của hệ thống làm mát, hệ thống làm mát bị rò rỉ sẽ tụt áp sau một vài phút kiểm tra bằng thiết bị chuyên dùng. Công việc này khá đơn giản nên có thể gara sẽ miễn phí cho bạn.


Hình 6. Mang xe tới gara để kiểm tra.

6. Xác định xem nên lái xe tiếp hay gọi sự giúp đỡ.
Nếu xe chỉ bị thiếu nước làm mát thì bạn có thể châm thêm và tếp tục di chuyển. Làm theo hướng dẫn dưới đây để giảm thiểu nguy cơ khiến động cơ quá nóng.
+ Nếu hệ thống làm mát hoàn toàn không hoạt động thì ban nên dừng xe ngay, nếu không bạn sẽ gây ra các hư hại nghiêm trọng trên động cơ.


Hình 7. Châm thêm nước làm mát nếu có thể.

+ Nếu bạn cần trợ giúp hãy gọi ngay cho đội cứu hộ lưu động.


Hình 8. Gọi cho đội cứu hộ khi cần sự giúp đỡ.

Phần 2: Khi bạn phải lái xe.

1. Tắt máy lạnh.
Khi điều hòa hoạt động nó sẽ khiến động cơ phải chịu thêm tải và làm động cơ nhanh nóng hơn, nhất là khi hệ thống làm mát có vấn đề. Vì vậy trong trường hợp này bạn nên tắt điều hòa.


Hình 9. Tắt máy lạnh để giảm tải cho động cơ.

2. Sử dụng chế độ sưởi để giải nhiệt động cơ.
Nghe thì có vẻ điên rồ, nhưng nó thực sự hiệu quả. Bật chế độ sưởi của hệ thống điều hòa và bật quạt ở tốc độ cao nhất. Nếu thời tiết nóng, bên trong xe sẽ nóng lên khá nhiều. Vì vậy bạn nên cho các họng gió hướng ra ngoài cửa sổ càng nhiều càng tốt để giúp giảm nhiệt độ trong cabin.
Tại sao lại làm như vậy?. Bởi vì chế độ sưởi trong xe của bạn sử dụng nhiệt động cơ để sưởi ấm không khí trong cabin. Bật chế độ sưởi ở mức cao sẽ giúp lấy đi một lượng nhiệt đáng kể ra khỏi động cơ, làm cho động cơ mát hơn.


Hình 10. Vặn công tắc qua vùng của chế độ sưởi.

3. Quan sát đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát.
Khi bạn thấy đồng chỉ vào vùng nguy hiểm thì nên dừng xe và tắt máy để động cơ nguội dần.


Hình 11. Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát chỉ mức nguy hiểm.

4. Tắt động cơ của bạn (trong một số trường hợp nhất định), nhưng bật lại chìa khóa về vị trí “On” ngay khi động cơ dừng lại. 
Khi bạn phải dừng đèn đỏ thì bạn nên tắt máy nhưng vẫn để chìa khóa ở vị trí “On” để quạt giải nhiệt két nước vẫn hoạt động để làm mát nước.


Hình 12. Tắt động cơ khi dừng đèn đỏ.

5. Giữ xe chạy ổn định khi lưu thông trên đường.
Khi hệ thống làm mát đang có vấn đề mà bạn không thể dừng xe lại thì cách tốt nhất là di chuyển với tốc độ chậm.Tăng tốc nhanh và sau đó đạp phanh sẽ làm tăng tải trọng lên động cơ, làm cho động cơ bị quá tải.


Hình 13. Lái xe ổn chậm khi lưu thông trên đường.

6. Chạy xe nhanh hơn khi giao thông đã thông thoáng. 
Tắt động cơ và đợi cho giao thông có thể di chuyển bình thường. Một khi giao thông đã thông thoáng, bạn có thể lái xe nhanh hơn để không khí có thể đi vào khoang động cơ và làm mát các chi tiết.


Hình 14. Lái xe nhanh hơn khi đường đã thông thoáng.

Thanh Nam

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác