(News.oto-hui.com) – Lưỡi cần gạt mưa sau một thời gian sử dụng sẽ thường bị lão hoá, xuống cấp, dẫn đến tình trạng gạt phát ra tiếng kêu, gạt rung lắc dữ dội, gạt không sạch, gây cản trở nghiêm trọng tầm nhìn. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vụ tai nạn thương tâm khi trời mưa.
Tuy là một vật rất nhỏ bé nhưng cần gạt nước lại có vai trò rất quan trọng để đảm bảo tầm nhìn khi lái xe trong trời mưa. Khi thấy cần gạt xuất hiện những vết rạn, bị kẹt hoặc phát ra những âm thanh lạ chính là lúc bạn cần thay thế lưỡi gạt mới.
Cách kiểm tra cần gạt nước
Để biết đã đến lúc cần thay lưỡi cần gạt nước, thậm trí là cả cần gạt nước hay chưa, bạn có thể thực hiện một bài test nhỏ bằng cách rửa kính chắn gió của xe, lúc này khi cho cần gạt hoạt động thì bạn sẽ nhận thấy ngay được những vấn đề không ổn (lau không sạch bụi bẩn, nước, không sát kính chắn gió…).
- Lưỡi gạt nước mỏng đã mòn, lão hóa?
- Cần gạt nước cong vênh, gãy?
Bài test này đồng thời cũng sẽ phát huy tác dụng cho việc kiểm tra hệ thống rửa của kính chắn gió. Nếu thấy ống phun xịt nước không đúng chỗ hoặc là quá yếu thì có thể là màng lọc của bình chứa đã bị làm tắc bởi bụi hoặc rác bẩn. Trường hợp này bạn cần làm sạch màng lọc để việc vệ sinh kính chắn gió đảm bảo hiệu quả hơn.
Hoặc tệ hơn, nếu cần gạt mưa không chuyển động sẽ cần phải kiểm tra thêm phần điện và motor gạt mưa.
Chọn cần gạt nước
Để chọn được cần gạt nước phù hợp, trước tiên bạn cần nắm rõ cấu tạo cơ bản của bộ phận này. Theo đó, về cơ bản thì cần gạt được cấu thành từ 3 bộ phận là: cần gạt bằng kim loại, lưỡi gạt nước bằng kim loại gắn liền với cần, lưỡi gạt nước.
Một khung kim loại có hình dạng giống như dấu ngoặc đơn hay cái cung, với một dải kim loại và lưỡi gạt nước mỏng được giữ cố định trên tất cả các đầu. Khung lưỡi gạt cung cấp lực căng, cùng với tay gạt nước, đồng thời đủ linh hoạt để xử lý độ cong của kính chắn gió.
Mỗi loại xe sẽ phù hợp với một kích cỡ và số hiệu cần gạt nước riêng, do đó để có sự lựa chọn phù hợp thì khi chọn mua, bạn cần để ý kỹ đến những thông số này, chọn chủng loại và kích thước phù hợp với quy định của chiếc xe.
Khi chọn bạn nên lưu ý đến cấu tạo của kính chắn gió.
- Đa phần những dòng xe mới sản xuất đều có kính chắn gió cong, do đó bạn nên chọn loại lưỡi gạt có độ cong tương ứng.
- Với những chiếc xe với kín chắn gió phẳng thì nên chọn loại lưỡi gạt thẳng.
Để chọn được cần gạt với kích thước phù hợp, bạn có thể sử dụng thước đo để đo độ dài của lưỡi gạt cũ. Hoặc bạn cũng có thể ghi chú về thông số trên cần gạt và mang đến tiệm bán phụ tùng xe hơi để chọn được kích thước phù hợp nhất.
Lưu ý cũng có một số loại lưỡi gạt có thể tương thích với nhiều loại cần gạt khác nhau.
Chọn lưỡi cần gạt nước
Trên thị trường phụ tùng hiện này, theo phương diện vật liệu lưỡi cần gạt nước sẽ có 2 loại: Gạt mưa cao su và Gạt mưa Silicone.
Gạt mưa cao su
Gạt mưa cao su là gạt mưa có phần lưỡi được chế tạo từ cao su non. Đây là loại gạt mưa truyền thống, được sử dụng phổ biến từ xưa đến nay.
Ưu điểm
- Gạt sạch nước.
- Giá thành thấp, dao động từ 180.000 đến 400.000 đồng.
Nhược điểm
- Lưỡi cao su kém bền, nhanh bị khô, nứt, chai cứng, hao mòn.
- Phải thay thế sau một thời gian ngắn sử dụng, tốn kém chi phí thay thế thường xuyên. Thông thường sau 6 tháng phải thay thế một lần.
Gạt mưa Silicone
Gạt mưa Silicone là loại gạt mưa còn khá mới, chỉ vừa xuất hiện vài năm nay trên thị trường. Điểm khác biệt của Gạt mưa Silicone so với gạt truyền thống đó sử dụng vật liệu Silicone để làm lưỡi gạt.
Ưu điểm
- Lưỡi Silicone mịn hơn cao su, diện tích tiếp xúc nhiều hơn, ngăn không khí, nên cạnh quét sạch sâu hơn.
- Lưỡi Silicone bền bỉ và mạnh mẽ hơn so với lưỡi cao su, đảm bảo hoạt động ổn định trong thời tiết khắc nghiệt nhất.
- Tuổi thọ dài gấp từ 1,5 đến 2 lần gạt cao su, không phải thay thế thường xuyên, tiết kiệm tối đa chi phí.
Nhược điểm
- Giá thành cao hơn gạt mưa cao su, dao động từ 240.000 đến 450.000 đồng.
Nếu so sánh giữa hai loại gạt mưa cao su và gạt mưa Silicone, có thể thấy gạt mưa Silicone ra đời sau nhưng lại mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn gạt cao su. Trong đó đáng kể nhất là gạt có độ bền bỉ cao cùng công nghệ cạnh quét sạch sâu tối tân. Tuy giá thành cao hơn, nhưng thay vào người dùng lại được “bù đắp” lại bằng tuổi thọ sử dụng cao hơn, ít tốn chi phí và công sức khi phải thay thế nhiều lần.
Theo khuyến cáo từ rất nhiều chuyên gia, kỹ thuật viên ô tô tại các hãng ô tô lớn, lưỡi gạt mưa xe ô tô nên được thay mới định kỳ từ 6 đến 12 tháng. Bởi đặc điểm thời tiết Việt Nam khá khắc nghiệt, nắng nóng nhiều và mưa cũng nhiều. Điều này khiến gạt mưa rất nhanh lão hoá. Lưỡi bị mòn hay chai cứng. Cần bị cong vênh, không còn nhận lực tốt, không thể bám sát kính lái, dẫn đến gạt hoạt động kém hiệu quả.
Tổng hợp
Bài viết liên quan:
- Hệ thống gạt mưa hoạt động khi nào? Cách ô tô nhận biết và tự kích hoạt cần gạt nước
- 5 hư hỏng thường gặp của cần gạt nước ô tô
- Tại sao kính râm có thể giúp lái xe an toàn hơn khi trời mưa?