Mức phạt của việc lái xe mất tập trung vào năm 2024

Bạn có biết việc lái xe mất tập trung sẽ phải chịu hậu quả trước pháp luật không?

87% thanh niên Việt gặp tai nạn vì không tập trung khi lái xe

Theo Tổng Cục thống kê, 10 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 19.513 vụ tai nạn giao thông, làm tử vong 8.990 người, bị thương 14.505 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tăng 5,7%; số người tử vong giảm 8,4%; số người bị thương tăng 13,9%.

Bình quân một ngày trong 10 tháng năm 2024, trên địa bàn cả nước xảy ra 64 vụ tai nạn giao thông, gây tử vong 30 người, bị thương 48 người.

Những nguy hiểm của việc lái xe mất tập trung là không thể đếm xuể. Vấn đề này đang nhanh chóng trở thành mối quan tâm hàng đầu trên con đường chúng ta đi học, đi làm hằng ngày.

Bài viết này đề cập đến một số hình phạt dựa trên pháp luật mà người lái xe mất tập trung có thể phải đối mặt nếu họ gây ra tai nạn.

Lái xe mất tập trung là gì?

Đây là hành vi tài xế mất tập trung khỏi nhiệm vụ chính là lái xe. Nguyên nhân gây mất tập trung khi lái xe có thể được chia thành ba chính bao gồm:

Sự phân tâm thị giác

Điều này xảy ra khi người lái xe không tập trung quan sát đường đi. Ví dụ như:

  • Nhìn vào biển báo chỉ đường hoặc biển quảng cáo
  • Xem điện thoại, màn hình hiển thị khi đang lái xe
  • Quá tập trung vào GPS

Bất cứ thứ gì làm bạn rời mắt khỏi đường đều được coi là gây mất tập trung thị giác.

Sự xao lãng nhận thức

Sự xao lãng này bao gồm những điều sau:

  • Buồn ngủ, mơ màng trong lúc lái xe
  • Dao động cảm xúc mạnh khi đang lái xe
  • Nghe điện thoại trong lúc lái xe
  • Tập trung nói chuyện với người đi đường hoặc người cùng ngồi trên xe

Những tình huống này không khiến bạn rời mắt khỏi đường. Tuy nhiên, nếu bạn không tập trung vào việc lái xe, vẫn có nguy cơ xảy ra tai nạn.

Sự xao lãng bằng tay

Loại mất tập trung này chỉ việc bạn rời tay hoàn toàn khỏi vô lăng, tay lái và không kiểm soát xe. Nó bao gồm các tình huống sau:

  • Nhắn tin, chơi game trên điện thoại, màn hình hiển thị
  • Ăn uống khi lái xe
  • Điều chỉnh trang phục khi lái xe

Nếu cả hai tay đều không đặt trên vô lăng, bạn đang chủ động mất tập trung khi lái xe và có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người tham gia giao thông khác.

Trách nhiệm pháp lý của việc lái xe mất tập trung là gì?

Sau đây là một số hậu quả pháp lý của việc lái xe mất tập trung.

Xử phạt hành chính

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qui định rõ mức phạt hành chính đối với hành vi lái xe mất tập trung

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

[…]

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;

b) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;

c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.

d) Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc;

Theo đó, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông.

Ngoài ra, nếu gây tai nạn nghiêm trọng, người lái xe mất tập trung còn có thể bị tước giấy phép lái xe

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

[…]

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

[…]

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;

[…]”

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

[…]

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

[…]

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;

[…]”

Theo đó, ngoài phạt tiền thì đối với cả ô tô và xe máy không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông bị tước bằng lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Trách nhiệm hình sự

Trong những trường hợp lái xe mất tập trung dẫn đến tử vong hoặc gây thương tích nghiêm trọng, bạn có thể phải đối mặt với các tội danh như ngộ sát , hoặc gây chết người.

Những tội tạng này có thể từ nặng đến nhẹ , tùy thuộc vào hoàn cảnh của vụ án.

Nếu bị kết án, bạn sẽ phải chịu án treo, phạt tù, có hồ sơ phạm tội vĩnh viễn và bị tước giấy phép lái xe.

Trách nhiệm dân sự

Trong một vụ kiện dân sự, người bị hại có thể yêu cầu những người lái xe mất tập trung phải chịu trách nhiệm tài chính về thương tích và thiệt hại. Điều này bao gồm:

  • Thiệt hại về tài sản
  • Bồi thường số ngày công phải nghỉ do tai nạn
  • Chi phí y tế

Các trường hợp lái xe mất tập trung có thể dẫn đến việc bị yêu cầu bồi thường rất lớn đối với người lái xe có lỗi.

Tăng mức đóng Bảo Hiểm

Nếu bạn bị phát hiện bạn lái xe mất tập trung và dẫn đến tai nạn, công ty bảo hiểm của bạn sẽ tiến hành các đánh giá và nâng cao mức bảo hiểm hàng kỳ.

Lái xe mất tập trung khiến bạn có nguy cơ tai nạn cao hơn, nghĩa là phí bảo hiểm mà công ty phải trả cho bạn sẽ tăng vọt. Họ sẽ yêu cầu bạn sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho bảo hiểm ô tô chỉ vì một quyết định bất cẩn.

Và không chỉ là vấn đề tiền bạc. Mức phí bảo hiểm cao hơn về cơ bản là một dấu hiệu cho biết “Người này lái xe không an toàn”. Đó là một điều tai tiếng mà bạn không muốn có, và nó sẽ đi theo bạn trong nhiều năm.

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn