dantri

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất xe cứu thương áp suất âm – Mặt nạ chống Virus đắt giá nhất hiện nay

Trước đại dịch Virus Corona đang bùng phát khủng khiếp, các hãng sản xuất xe ở Trung Quốc đều chung tay sản xuất một loại xe cứu thương đặc biệt. Xe cứu thương áp suất âm được ví như chiếc xe có “mặt nạ chống virus Corona” đắt giá và ưu việt nhất hiện nay.

Xe cứu thương áp suất âm.

Virus corona chủng virus mới gây nên viêm đường hô hấp cấp đang hoành hành, khiến người mắc bệnh có các biểu hiện như ho, sốt và khó thở, suy yếu nội tạng… Bắt đầu ngày 23/1/2020, tại Vũ Hán (Trung Quốc) đã trở thành ổ dịch Virus Corona của thế giới và ngày một lây lan nhanh. Nhiều bệnh viện ở Vũ Hán đã quá tải do có quá nhiều người nhiễm Virus này. Do đó, từ ngày 5/2/2020, các cấp, các nhà lãnh đạo ở Vũ Hán đã gấp rút tiến hành xây dựng mới thêm hai bệnh viện có thể tiếp nhận hơn 2000 bệnh nhân từ tuyến dưới và đồng thời giảm tải việc di chuyển bệnh nhân bị nhiễm bệnh có nguy cơ lây lan bằng loại xe cứu thương đặc biệt.

Xe cứu thương áp suất âm là gì? Xe có gì đặc biệt khiến nó trở thành xe cứu thương quan trọng nhất trong đại dịch Corona này?

Xe cứu thương này được ví như một loại mặt nạ phòng chống Virus Corona đắt giá nhất tại thời điểm hiện nay. Đúng như tên gọi xe cứu thương “áp suất âm” nghĩa là áp suất chân không, là một trong những điểm hoàn toàn khác biệt so với loại xe cứu thương thông thường.

Áp suất chân không bên trong xe có thể cách ly được loại Virus mới này, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát và lan rộng ra bên ngoài đồng thời giúp cho việc di chuyển bệnh nhân an toàn hơn. Với hệ thống điều hòa không khí và quạt vận chuyển đối lưu dòng không khí thông qua việc áp dụng nguyên lý cơ học chất lỏng để tạo thành hai khu vực sạch dành cho nhân viên cấp cứu và cho bệnh nhân đang nhiễm bệnh. Dòng không khí mang mầm bệnh bên trong xe sẽ được xử lý, khử trùng bởi bộ lọc đặc biệt và được thải ra bên ngoài xe với không khí sạch, không mang mầm bệnh.

Cách hoạt động của hệ thống lọc không khí bên trong xe cứu thương áp suất âm.

Khi kích hoạt hệ thống áp suất chân không, hệ thống này sẽ hút lượng không khí mà bệnh nhân nhiễm bệnh thở ra khi nằm trên cáng, và cuối cùng dòng khí được khử trùng bởi thiết bị lọc đặc biệt và được thải ra bên ngoài xe. Áp suất chân không lúc này sẽ thấp hơn so với áp suất khí quyển bên ngoài (nhỏ hơn 10 – 30 Pa). Do đó, lượng không khí mà bệnh nhân thở ra sẽ không thể thất thoát ra bên ngoài qua các khe cửa xe được.

Mặc khác, lượng không khí bên ngoài vào xe cũng được lọc tuyệt đối, đảm bảo cho bệnh nhân có được lượng không khí sạch, tránh lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp từ các nguồn khác bên ngoài. Bên cạnh đó, loại quạt được sử dụng trong buồng áp suất chân không phải đạt tiêu chuẩn, phải lọc được lượng không khí mới hơn 20 lần mỗi giờ, và không vượt quá 3 phút kể từ khi bắt đầu để đạt giá trị áp suất chân không tiêu chuẩn.

Ngoài hệ thống lọc không khí, xe cứu thương này còn được trang bị đèn khử trùng bằng tia cực tím cùng các thiết bị cứu thương tối tân như máy khử trùng tim, màn hình ECG, máy thở tiêu chuẩn,… Ngoài việc vận chuyển bệnh nhân, xe cứu thương đặc biệt này có thể thực hiện các tiểu phẫu ngay trên xe (cắt, khâu các vết thương bên ngoài thông thường).

Luồng không khí từ bệnh nhân thở ra đươc hút mạnh và thải ra bên ngoài thông qua bộ lọc không khí.

Đẩy mạnh sản xuất loại xe cứu thương đặc biệt, gấp rút ngăn chặn đại dịch Corona!

Việc sản xuất loại xe cứu thương này phải mất đến bốn tuần (hai tuần để sản xuất xe cứu thương cơ bản, hai tuần tiếp theo để lắp đặt các hệ thống đặc biệt của xe cứu thương áp suất âm).

Với yêu cầu đòi hỏi phải có thật nhiều xe cứu thương đặc biệt này, các doanh nghiệp sản xuất xe ở Trung Quốc được yêu cầu phải rút ngắn thời gian từ 30 ngày xuống còn 10 ngày nhưng phải đáp ứng đủ chỉ tiêu. Đây là một thách thức không hề nhỏ khi mà đại dịch Corona ngày một lớn mạnh hơn.

Nhiều hãng sản xuất xe ở Trung Quốc chung tay đẩy mạnh sản xuất nhanh dòng xe cứu thương đặc biệt này.

Kể từ khi đại dịch bùng nổ trước ngày 23/1/2020 thì đến ngày 24/1/2020, một công văn khẩn của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin ở Trung Quốc đã yêu cầu phải sản xuất gấp 25 chiếc xe cứu thương đặc biệt này. Tổng số tiền ước tính khoảng 3 triệu nhân dân tệ đầu tư vào công ty Beiqi Foton Motor yêu cầu họ phải sản xuất các mẫu Scenic G9, Tuyano và Scenic G7.

Mặc khác, Tập đoàn Brilliance cũng đã nhận được lệnh tương tự, yêu cầu sản xuất 30 xe cứu thương áp suất âm. Bản thông thường của xe cứu thương Jinbei Ge Ruisi có giá 108.800 nhân dân tệ, tiêu tốn hơn 3,24 triệu nhân dân tệ.

Các xe cứu thương đặc biệt này được các công ty trên sản xuất chỉ là xe trần, không bao gồm các thiết bị y tế.

Liên doanh Phúc Kiến – Mercedes-Benz cũng tham gia và đã xuất kho, gửi đến điểm nóng ngay trong đêm 26/1/2020. Xe cứu thương Mercedes-Benz Vito có giá khoảng 400.000 nhân dân tệ, tổng cộng 20 chiếc trong kho, tiêu tốn ít nhất 8 triệu nhân dân tệ.

Hãng SAIC đã nhận nhiệm vụ từ cấp trên và nhanh cống sản xuất 60 xe cứu thương áp suất âm. Xe cứu thương SAIC Chase V80 có giá 156.600 nhân dân tệ, tiêu tốn khoảng 9,36 triệu nhân dân tệ.

Thế nhưng, số lượng xe cứu thương được sản xuất nhiều nhất là hãng Jiangling Motors (liên doanh với Ford) với hơn 1.000 đơn đặt hàng, trong đó bao gồm 200 chiếc là xe cứu thương áp suất âm. Ford Transit cứu thương (cải tạo) có giá 175.000 nhân dân tệ, tiêu tốn đến 175 triệu nhân dân tệ cho hơn 1000 chiếc xe cứu thương.

Trong đợt phát dịch Corona, nhiều hãng sản xuất xe khác ở Trung quốc cũng đã tham gia, chung tay góp sức (Chery River, Yutong,…đều quyên góp và sản xuất xe cứu thương áp suất âm này)

Tất cả giá các xe trên đều là xe trần, không bao gồm các thiết bị y tế kèm theo.

Theo Dantri

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn