Theo Danviet

‘Trùm cuối’ trong vụ hô biến siêu xe biếu tặng, trốn thuế giữa ban ngày vẫn là dấu hỏi?

(News.oto-hui.com) – Sau một loạt bài điều tra trên báo Tiền Phong hiện đang gây rúng động giới siêu giàu lẫn giới buôn… siêu xe tại Việt Nam. Hiện tượng nhiều siêu xe hạng sang nhập khẩu vào Việt Nam dưới nhiều hình thức biến tướng để “né thuế” đã diễn ra từ lâu. Trước đây, siêu xe núp bóng “Việt kiều hồi hương” để vào Việt Nam. Và nay, siêu xe núp dưới con đường… “quà tặng”.

Đấy là những chiếc xe hơi siêu đẳng cấp như Mercedes Benz AMG G63, Lexus (LX570, RX350, LM300h), Land Rover Range Rover, Ford F150, Toyota (Highlander, Sienna)… Đặc biệt, có những siêu xe như Rolls-Royce, giá bán tại Việt Nam cỡ vài chục tỷ đồng tùy loại; Ferrari 488 giá khoảng 30 tỷ đồng; McLaren 720S và Lamborghini Urus, giá 23 tỷ đồng; Bentley V8 từ 18-21 tỷ đồng; Mercedes-Benz Maybach GLS600 giá 11,5 tỷ đồng…

Song, nhập khẩu vào Việt Nam dưới hình thức “biếu, tặng”, chiếc Mercedes Benz AMG G63, được khai báo với giá 60.885 USD (1,4 tỷ đồng), đóng các loại thuế, thì tổng giá trị xe chỉ khoảng 3,7 tỷ. Nhưng khi vào salon ô tô, chiếc xe được “hét” với giá 6,5 tỷ đồng.

Tương tự, mẫu xe Mercedes – Benz Maybach thuộc diện “biếu tặng” có tổng giá trị sau thuế chỉ 7,5 tỷ đồng. Nhưng sau khi trưng bày tại gara ô tô, giá bán ngất ngưởng từ 13-14 tỷ. Và, vô số những siêu xe “quà tặng” khác, với các mức giá khai để đóng thuế, so với giá bán tại các salon ô tô chênh lệch tiền tỷ, từ 2-3 lần.

Năm 2012, Bộ Công An triệt phá đường dây buôn lậu siêu xe theo dạng “Việt kiều hồi hương”

Còn nhớ, năm 2012, Bộ Công an từng phanh phui đường dây buôn lậu 54 siêu xe, xảy ra trên địa bàn TP.HCM. Lúc đó, chính sách của nhà nước cho phép mỗi Việt kiều hồi hương được mang về Việt Nam một xe ôtô cá nhân đang sử dụng. Những chiếc xe diện này được miễn thuế nhập khẩu. Nhưng trên thực tế, hầu hết xe hơi thuộc diện này nhập khẩu vào Việt Nam gần như… mới tinh hoặc vừa lăn bánh.

Hình ảnh chủ một sa lon ô tô bị triệu tập ra trước phiên toà.
Hình ảnh chủ một sa lon ô tô bị triệu tập ra trước phiên toà.

Chưa ai thống kê được bao nhiêu chiếc xe được đưa vào Việt Nam thuộc diện Việt kiều hồi hương. Tuy nhiên, trong đường dây buôn lậu siêu xe bị phát hiện, từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2012, đường dây buôn lậu trên đã làm thủ tục cho 64 Việt kiều đứng tên nhập khẩu 54 siêu xe và 12 mô tô đắt tiền vào Việt Nam, thuộc diện Việt kiều hồi hương.

Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam 4 người trong đường dây buôn lậu 54 siêu xe nói trên. Đồng thời, triệu tập 106 người là Việt kiều hồi hương, cán bộ, đối tượng công tác xuất – nhập khẩu… liên quan đến đường dây buôn lậu.

Theo cơ quan tố tụng, hành vi vi phạm luật pháp của các bị cáo trong vụ án trên đã làm cho nhà nước thiệt hại 162 tỷ đồng các loại thuế: nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt và giá trị gia tăng.

Bốn bị cáo trong vụ án buôn lậu siêu xe.
Bốn bị cáo trong vụ án buôn lậu siêu xe.

Một điều kỳ quặc trong vụ án trên, vụ án “buôn lậu”, nhưng cơ quan điều tra không bắt được chủ thể buôn lậu, kẻ chủ mưu, kẻ hưởng lợi đậm từ hành vi buôn lậu siêu xe… Trái lại, vụ án “buôn lậu” chỉ xử lý “khúc giữa”, tóm 4 cá nhân là nhân viên công ty giao nhận hàng hóa ở cảng, cán bộ công an… được “trả công” từ hành vi tiếp tay cho việc buôn lậu siêu xe.

Những đối tượng Việt kiều bên Mỹ trực tiếp mua xe tại Mỹ, rồi thuê các hãng tàu vận chuyển xe về Việt Nam tiêu thụ, pháp luật Việt Nam không thể xử lý.

Mặc dù vậy, có không ít ý kiến cho rằng những chủ salon ô tô mới chính là những đối tượng hưởng lợi nhiều nhất từ hành vi buôn lậu siêu xe. Tuy nhiên, cơ quan điều tra vẫn khẳng định các chủ salon buôn ô tô… không có dấu hiệu buôn lậu siêu xe (?!).

Như vậy, vụ án “buôn lậu” siêu xe, với hành vi buôn lậu giữa thanh thiên bạch nhật, nhưng kẻ buôn lậu vẫn không bị sa lưới luật pháp. Vụ án buôn lậu siêu xe khép lại, chỉ xử lý được “khúc giữa”, “trùm đầu” và “trùm cuối” buôn lậu siêu xe vẫn không lộ diện.

Năm 2022, thêm một kỳ án siêu xe nhập khẩu theo dạng biếu tặng được phanh phui sự thật

Trở lại vụ nhập khẩu siêu xe giá rẻ bằng con đường “quà tặng” mà báo Tiền Phong đang điều tra. Theo Tổng cục Hải quan, từ năm 2016 đến ngày 22/5/2022, có tổng số 3.979 ô tô biếu tặng nhập về Việt Nam.

Tổng số thu thuế ô tô biếu tặng (gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng) trong giai đoạn trên đạt 12.644 tỷ đồng. 

Theo ý kiến của lãnh đạo ngành Hải quan, chưa phát hiện dấu hiệu trốn thuế từ việc nhập khẩu hàng ngàn chiếc ô tô (chủ yếu là siêu xe đắt tiền) được “biếu, tặng” kể trên.

Nhưng, lãnh đạo ngành Hải quan cũng chưa giải thích được vì sao giá xe “biếu, tặng” khai nộp thuế quá thấp so với giá xe bán ra thị trường, sau khi đã nộp thuế? Tại sao xe “biếu, tặng”, sau khi hoàn tất thủ tục nhập khẩu, hầu hết đều được các chủ salon rao bán với giá cao ngất ngưỡng ?…

Không phải ngẫu nhiên, sau vụ án buôn lậu 54 siêu xe xảy ra năm 2012, Chính phủ đã bãi bỏ chính sách ưu đãi mỗi Việt kiều hồi hương được mang một xe hơi đã qua sử dụng về Việt Nam. Và, sau loạt bài điều tra của báo Tiền Phong, cơ quan chức năng đã kiến nghị Chính phủ ngưng chính sách nhập khẩu xe “biếu, tặng”. 

Dưới con mắt của những con buôn siêu xe lọc lõi, mọi chính sách ưu đãi của nhà nước đều có thể trở thành công cụ để họ làm ăn. Vì lợi nhuận kếch sù, người ta tìm mọi cách để lách luật, mà đối tượng bị thiệt hại nặng nề, chính là ngân sách nhà nước.

Buôn lậu giữa ban ngày trong vụ án 54 siêu xe hay nghi vấn “trốn thuế” giữa thanh thiên bạch nhật đang được báo Tiền Phong điều tra; đường nào cũng có những “ông trùm” hưởng lợi. Nhưng các “ông trùm” ấy sẽ không bao giờ lộ diện, nếu cơ quan chức năng không mạnh tay.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác