Tiềm năng lớn từ thị trường lốp radial

(News.oto-hui.com) – Sau châu Âu, đến lượt châu Mỹ đặt mục tiêu “radial hoá” 100% ngành vận tải, xu hướng này còn tác động đến thị trường lốp radial châu Á – thị trường mới với đầy cơ hội.

Thị trường radial toàn cầu

Dù phổ biến tại châu Âu từ những năm 1950, nhưng đến năm 1973, lốp radial mới thật sự đánh dấu bước chuyển mình cho ngành săm lốp, khi Mỹ nhập khẩu những chiếc xe châu Âu được lắp sẵn lốp radial.

Các nước phát triển nhanh chóng nhận thấy những ưu điểm vượt trội của lốp radial như khả năng vận hành tốt hơn, ít hao mòn và sinh nhiệt, tiết kiệm năng lượng, tăng tính an toàn và bảo vệ môi trường.

Theo The Market Records năm 2019, tỷ lệ sử dụng lốp radial tại Tây Âu là 100%, Bắc Mỹ 96%, châu Phi và Trung Đông chiếm 72%, riêng với châu Á bao gồm các nước ở thị trường cận biên và đang phát triển, tỉ lệ này ở mức 52%.

Báo cáo từ LMC và Goodyear cho thấy, bất chấp khủng hoảng từ Covid-19, tiềm năng phát triển lốp radial vẫn khá tốt khi nhu cầu cho xe cỡ lớn (bao gồm xe tải nặng, xe tải nhẹ và xe con cỡ lớn) đang tăng trưởng nhanh ở mức 17.5%, đem về 12.1 tỷ USD (tương đương 49.6%) tổng lợi nhuận thuần của phân khúc lốp ô tô toàn cầu.

DRC khai thác tiềm năng lớn từ thị trường lốp radial - Ảnh 1.

Radial tại Việt Nam – thị trường còn rộng mở

Dù tỷ lệ sử dụng lốp radial thấp hơn, nhưng các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam cũng cho thấy tiềm năng nhờ hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện và tỷ lệ sở hữu ôtô tăng nhanh.

Dự báo từ Viện nghiên cứu chiến lược (IPSI), tỉ lệ tiêu thụ xe ôtô của Việt Nam sẽ tăng đến 22,6%/năm từ 2019-2025. Tỷ lệ sử dụng lốp radial khoảng 50-60%, ghi nhận sự dịch chuyển nhanh từ bias sang radial, không chỉ với xe ôtô mà còn cả xe tải nhẹ, tải nặng, các dòng xe chuyên dụng khác.

Về sản xuất, các doanh nghiệp săm lốp nội địa cũng gặp một số khó khăn từ lốp nhập khẩu, doanh nghiệp FDI, hay các hãng lốp xe Trung Quốc. Bởi vậy, việc thương hiệu săm lốp Việt như DRC chủ động làm chủ công nghệ radial và phát triển thị trường đã góp phần phá vỡ thế độc quyền, tạo nên thị phần nội địa ổn định và chiến lược xuất khẩu dài hạn.

Theo Ánh Dương – Nhịp sống kinh tế


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn