Phạm Đình Hạnh: Doanh nhân trưởng thành từ lính thợ

(News.oto-hui.com) – Cựu chiến binh (CCB) Phạm Đình Hạnh, Giám đốc Công ty TNHH Hòa Hiệp, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân CCB Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân CCB  tỉnh Nghệ An. Gắn bó với ngành kỹ thuật, Phạm Đình Hạnh sớm bộc lộ năng khiếu cùng đam mê với các loại máy móc, động cơ… Làm nghề mới 6 năm thì ông đã đạt thợ bậc 7/7, hai lần đạt thợ giỏi hội thi toàn quân.

Lính thợ năng động

Người đàn ông cao lớn, khuôn mặt vuông vức, lông mày rậm, thoạt nhìn tưởng khó gần nhưng khi trò chuyện, giọng nói trầm ấm, điệu cười hào sảng khiến người đối diện cảm thấy thoải mái, tin cậy. Mở đầu câu chuyện, CCB Phạm Đình Hạnh nói: “Tôi được Quân đội đào tạo, rèn luyện và trưởng thành”.

Pham-Dinh-Hanh-doanh-nhan-truong-thanh-tu-linh-tho-1

Năm 1971, Phạm Đình Hạnh nhập ngũ, là chiến sĩ thuộc Đoàn 22A, Quân khu 4. Trong thời gian huấn luyện, chiến sĩ Phạm Đình Hạnh có kỹ năng và đạt thành tích bắn súng giỏi, được chuyển về khung huấn luyện rồi vào chiến trường Trị – Thiên chiến đấu.

Sau ngày đất nước thống nhất, ông thi vào Trường Trung cấp Xe – Xăng (nay là Trường Trung cấp Kỹ thuật Xe – Máy, Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng), rồi sau đó về công tác tại Xưởng 467, Quân khu 4. Gắn bó với ngành kỹ thuật, Phạm Đình Hạnh sớm bộc lộ năng khiếu cùng đam mê với các loại máy móc, động cơ… Làm nghề mới 6 năm thì ông đã đạt thợ bậc 7/7, hai lần đạt thợ giỏi hội thi toàn quân.

Đất nước thống nhất, đơn vị của ông nhận nhiệm vụ vào tỉnh Thừa Thiên Huế thu dung, phục hồi, sửa chữa các loại xe pháo, máy móc mà địch bỏ lại. Hồi đó, kỹ thuật cơ khí của nước ta còn hạn chế, trong khi trang bị của địch để lại đều tân tiến, hiện đại, từ các loại ô tô, máy phát điện, xe tăng, pháo, súng… nên gặp nhiều khó khăn trong công tác sửa chữa.

Có tay nghề giỏi, đọc bản vẽ vanh vách, lại rất đam mê công việc, Phạm Đình Hạnh làm việc quên thời gian. Nhiều ngày, công việc chồng chất, ông cặm cụi làm đến 3-4 giờ sáng. Những hôm trời rét buốt, ông mặc cả áo mưa giúp giữ ấm để làm xuyên đêm. Thời gian đó quả thực rất vất vả, nhưng cũng nhờ thế mà trình độ cơ khí của ông được nâng cao. Các loại động cơ, máy móc mới, ông đều tìm mọi cách nghiên cứu nguyên lý và làm chủ.

Công tác tại Xưởng 467, ông Phạm Đình Hạnh được Ban giám đốc tin tưởng giao làm dịch vụ kỹ thuật như một hình thức “tăng gia” cho đơn vị. Ngoài giờ làm việc, Phạm Đình Hạnh năng động đi liên hệ với các đơn vị, cơ quan, xí nghiệp trên địa bàn để nhận máy móc, thiết bị về sửa chữa. Và cũng từ đó, ông luôn trăn trở cách làm kinh tế.

Doanh nhân trưởng thành từ lính thợ

Năm 1993, ông Phạm Đình Hạnh nghỉ hưu với cấp bậc đại úy. Ngay sau đó, ông quyết định mở doanh nghiệp chuyên sửa chữa máy móc, xe ô tô, buôn bán phụ tùng, thiết bị công trình. Thời gian đầu, ông kinh doanh theo kiểu “bán hàng xén”, ai cần thì bán, ai bán cũng mua, thu gom máy móc cũ, tu sửa lại để bán cho những khách hàng có nhu cầu. Trong giấy phép kinh doanh, ông đăng ký rất nhiều danh mục để có thể nhận được nhiều việc. Nhờ tay nghề cơ khí giỏi, uy tín nên Công ty của ông ngày một đông khách, lúc nào cũng có việc làm. 

Một thời gian sau, doanh nghiệp của CCB Phạm Đình Hạnh mở rộng quy mô, tổ chức nhập khẩu, kinh doanh thiết bị công trình. Vừa buôn bán vừa sửa chữa, sẵn máy móc, ông nhận làm nhà thầu phụ cho các đơn vị trên địa bàn, thi công các công trình xây dựng nhỏ lẻ.

Là giám đốc, ông kiêm cả việc làm thầy giáo “cầm tay chỉ việc” đào tạo cán bộ kỹ thuật, thợ máy, công nhân. Chỉ cần nghe tiếng máy, ông đã phán đoán tình trạng, hỏng hóc ở đâu để chỉ đạo anh em bảo dưỡng, khắc phục, sửa chữa. Gần một nửa cán bộ kỹ thuật hiện nay của Công ty TNHH Hòa Hiệp là do ông thu nạp từ khi mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, rồi trong quá trình vừa làm, vừa chỉ dạy.

Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH Hòa Hiệp của CCB Phạm Đình Hạnh đã phát triển nhiều lĩnh vực kinh doanh, gồm xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng; cho thuê thiết bị xây dựng; sửa chữa, mua bán ô tô, xe có động cơ và thiết bị xây dựng; vận tải hàng hóa đường bộ…

Cho đến nay, tổng tài sản của Công ty đạt hơn 2.400 tỷ đồng; hơn 600 chủng loại xe-máy phục vụ thi công và hơn 600 cán bộ, nhân viên.

Trở thành doanh nhân thành đạt, CCB Phạm Đình Hạnh đã có nhiều hoạt động vì sự phát triển của cộng đồng. Ông quan niệm, trước hết phải giúp đỡ những người xung quanh mình. Cán bộ, nhân viên xây nhà ở, ông hỗ trợ máy móc, vật liệu. Người lao động có hoàn cảnh khó khăn được trợ cấp hằng tháng.

Trên cương vị là Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân CCB Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân CCB tỉnh Nghệ An, ông tích cực đóng góp nhiều cho các hoạt động trong trào, công tác hội cũng như những hoạt động từ thiện, giúp đỡ đồng đội.

Giai đoạn 2017-2022, ông cùng các thành viên trong Hội Doanh nhân CCB  tỉnh Nghệ An phát động phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi, nộp ngân sách nhà nước hơn 3.500 tỷ đồng; tạo việc làm cho hơn 5.000 lao động. Riêng Công ty TNHH Hòa Hiệp ủng hộ gia đình hội viên CCB gặp hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo với tổng trị giá hơn 1 tỷ đồng.

Theo Báo Quân đội nhân dân

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác