Những điều cần biết về hệ thống kiểm soát lực kéo

(News.oto-hui.com) – Hệ thống kiểm soát lực kéo hay độ bám đường (Traction Control – TC) đã trở thành tính năng bắt buộc trên mọi dòng xe du lịch và xe tải nhẹ từ năm 2012, qua đó đủ cho ta thấy tầm quan trọng của nó đối với sự an toàn của người sử dụng.

Kiểm soát độ bám đường là một tính năng điều khiển điện tử có khả năng giới hạn vòng quay bánh xe trong quá trình tăng tốc sao cho bánh xe duy trì được lực bám tối đa. Nhờ đó, người lái có thể kiểm soát xe tốt hơn, đặc biệt là trong điều kiện đường ướt hoặc trơn trượt.

Trong những trường hợp như vậy, một số bánh xe có thể quay nhanh hơn số còn lại, và khi đó TC sẽ giảm lực truyền tới các bánh xe quay nhanh để làm chúng chậm lại hoặc tái phân bổ lực sang các bánh xe khác nếu chúng cần quay nhanh hơn.

Kiểm soát lực bám đường đã trở thành tính năng bắt buộc.

Hầu hết hệ thống TC hiện đại ngày nay còn kết hợp trực tiếp với hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) để thực hiện thao tác nói trên. Tóm lại, mục đích của TC là tránh tình trạng trật bánh – một trong những nguyên nhân gây tai nạn phổ biến nhất khi người lái thiếu kinh nghiệm.

Chuyên gia về công nghệ và sản phẩm của tập đoàn BMW, ông Rob Dexter cho biết: “Hệ thống kiểm soát lực bám đường truyền thống chỉ bao gồm bộ phận cơ học và thường giới hạn ở trục sau (2WD) với vi sai chống trượt để kiểm soát phân bổ lực. Đã có một khoảng thời gian BMW không đề cập tới TC vì mặc định nó nằm trong hệ thống kiểm soát cân bằng động (DSC) phức tạp của mình”.

Trên thực tế, TC không phải là một phiên bản mini của DSC. Kiểm soát cân bằng động có chức năng kiểm tra khả năng đánh lái thông qua cảm ứng rồi tùy trường hợp đánh lái thừa hay thiếu mà đưa về trạng thái cân bằng. Cả TC và DSC đạt hiệu quả nhất khi hoạt động cùng nhau, giúp xe bám đường tốt và hoạt động an toàn trong nhiều điều kiện khác biệt (TC đường thẳng, DSC khi vào cua).

TCS và DSC có chung mục đích nhưng bản chất khác nhau.

Xét về tác dụng, có thể coi DSC cao hơn TC một bậc. Cả hai giúp xe nằm trong mức vận hành an toàn nhưng DSC còn giúp chiếc xe đi đúng hướng mà người lái mong muốn. Ngày nay, công nghệ điện tử trong xe đang phát triển với tốc độ chóng mặt và TC, ngoài DSC, cũng đã có thể được tích hợp các hệ thống an toàn khác tinh vi hơn.

Theo lời chia sẻ của chuyên gia sản phẩm của Volvo Andrew Parravano cho biết: “hệ thống của chúng tôi sử dụng phanh để làm chậm bánh xe rồi điều chỉnh công suất động cơ thông qua tính năng kiểm soát chân ga chủ động rồi mới chuyển năng lượng sang bánh xe khác”.

Các hệ thống tương tự có mặt trên mọi dòng xe thuộc các phân khúc khác nhau nhưng nhiều nhất vẫn là phân khúc hiệu suất cao và phân khúc thể thao do đặc thù của các dòng xe này, tất nhiên với một chút sửa đổi. Chúng cho phép bánh sau trượt đi nhiều hơn trước khi bắt tay vào kiểm soát, giúp xe drift đi dễ hơn. Trên một số dòng xe, chế độ lái trên đường đua (Track Mode) còn tắt hẳn hệ thống TC để giúp mang lại cảm giác lái chân thực nhất cũng như khả năng drift tốt nhất.

Một số dòng xe hiệu suất cao có thể vô hiệu hóa TC ở chế độ đua.

Công nghệ kiểm soát độ bám đường ngày nay đến từ phát minh của một thiên tài kỹ sư làm việc cho Mercedes-Benz vào thời điểm 1991, ông Frank-Werner Mohn. Tất cả đến từ tai nạn mà ông gặp phải vào năm 1989 khi đang lái thử trên một con đường đầy tuyết tại Thụy Điển. Ngay cả khi phanh hoạt động hoàn hảo, vị kỹ sư cũng không thể ngăn chiếc xe mình lao vào dải phân cách.

Kể từ đó, ý tưởng phát triển một hệ thống có thể kết nối giữa phanh và bộ xử lý trung tâm trên xe để phòng ngừa trật bánh bắt đầu được nhen nhóm. Tới năm 1991, công nghệ TC hoàn thiện và được thương hiệu Đức chấp thuận tích hợp lên các mẫu xe của mình.

Vị kỹ sư đã sáng tạo ra công nghệ kiểm soát độ bám đường.

Vị kỹ sư cũng không hề giữ lại bản quyền của TC cho riêng mình mà bán lại cho các nhà cung ứng – những người sau đó lại bán lại một lần nữa cho các hãng xe trên toàn cầu. Kết quả là TC ngày càng trở nên phổ biến, rẻ hơn và cuối cùng trở thành một trong những tính năng tiêu chuẩn trên quy mô toàn cầu.

Hiệu quả của TC có lẽ không phải bàn cãi nhiều. Tính riêng tại Mỹ trong năm 2015, gần 6.200 trường hợp tai nạn chết người đã được ngăn chặn nhờ công nghệ này theo thống kê của Cục quản lý an toàn giao thông đường bộ Hoa Kỳ (NHTSA). Nhân rộng con số này lên toàn cầu trong 27 năm và ta sẽ thấy được tầm ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát lực bám đường lớn tới nhường nào.

Theo Autodaily


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác