(News.oto.hui.com) – Việc kiểm tra thay mới định kỳ các bộ phận trên xe là vô cùng quan trọng vì nó đảm bảo xe của bạn luôn vận hành trơn tru và hiệu quả. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào trên xe cũng có thời gian sử dụng như nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu những bộ phận nên được kiểm tra và thay thế thường xuyên cũng như thời điểm thích hợp để thay mới chúng.
Các bộ phận cần được kiểm tra thay mới định kỳ phải dựa vào:
- Năm sản xuất
- Kiểu dáng
- Mẫu xe
- Loại đường vận hành (thành phố hay đường cao tốc)
- Tổng quãng đường đi được trong một năm
- Điều kiện khí hậu nơi xe được vận hành.
Những hao mòn thông thường khiến cho các bộ phận trên xe bị hư hỏng ở một mức độ có thể dự đoán được. Các yếu tố khác như cách lái xe và nơi vận hành xe có thể làm tăng hoặc giảm mức hao mòn các bộ phận và đôi khi phải thay mới. Thậm chí phong thái lái xe của bạn cũng được xem là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của các bộ phận trên xe.
Một người tài xế có tính cách bạo lực thì rõ ràng má phanh trên xe của anh ta sẽ mòn nhanh hơn rất nhiều so với người lái xe bình thường.
Danh sách các bộ phận trên xe thường được thay thế sau đây được sắp xếp dựa trên tần suất (từ thường xuyên nhất đến ít thường xuyên nhất) và dựa trên những tính toán về mức hao mòn trung bình mà người lái tạo ra khi điều khiển xe trong điều kiện bình thường.
=> Điều này không có nghĩa là các bộ phận trên xe của bạn sẽ nhất thiết phải được thay thế theo khoảng thời gian hay độ dài quãng đường mà chúng tôi đưa ra.
- Thông tin này chỉ là gợi ý để bạn có thể hình dung được những gì xảy ra với xe của mình khi nó chạy được quãng đường hay khoảng thời gian như vậy.
1. Nhớt và lọc nhớt động cơ
- Khoảng từ 3 – 6 tháng hoặc 5.000 – 8.000 km.
2. Cần gạt nước kính chắn gió
1 hoặc 2 năm (nếu xe thường xuyên đậu dưới trời nắng và nhiệt độ môi trường cao thì thời gian thay mới có thể ngắn hơn).
3. Bộ lọc không khí
- 3 – 4 năm, hoặc khoảng 50.000 – 80.000 km.
Tuổi thọ của bộ lọc không khí có thể bị rút ngắn lại nếu xe chạy trên những con đường có nhiều bụi bẩn.
4. Má phanh
- 2 – 3 năm, hoặc khoảng 50.000 – 100.000 km.
Tần suất thay mới có thể thay đổi tùy thuộc vào:
- Loại xe (xe hạng nặng cỡ lớn thì má phanh mòn nhanh hơn xe cỡ nhỏ).
- Loại bố phanh (lớp bố bằng vật liệu bán kim loại và bằng gốm thường lâu hư hơn so với lớp bố làm từ vật liệu hữu cơ không chứa amiăng).
- Loại đường mà xe vận hành xe (lái xe trong thành phố khiến cho má phanh mòn rất nhanh).
- Phong cách lái xe của bạn.
5. Ắc quy
- 4 – 5 năm (quãng đường đi được không quan trọng).
Trong điều kiện khí hậu nắng nóng, thời gian thay mới có thể ngắn hơn (khoảng 3 năm).
6. Hệ thống đèn chiếu sáng
- 5 – 7 năm, tùy thuộc vào thời gian xe vận hành vào ban đêm.
Lái xe trên địa hình đường gồ ghề, mấp mô cũng có thể làm giảm tuổi thọ của bóng đèn sợi đốt truyền thống (không ảnh hưởng đến đèn Xenon và đèn LED vì không có sợi đốt bên trong).
7. Lốp xe
- 5 – 7 năm, tùy thuộc vào độ dài quãng đường bạn đi được hằng năm.
Loại đường bạn vận hành xe và thông số về độ mòn lốp (thông số này càng cao có nghĩa là tuổi thọ của lốp càng dài).
Vào cua với tốc độ cao cũng khiến lốp xe bị mòn đáng kể, dẫn đến góc đặt bánh xe có thể bị sai lệch.
8. Bugi
Bugi làm từ bạch kim và iridium thường hoạt động tốt trong khoảng 10.000 km – 15.000km. Còn bugi loại thường khi đi khoảng 5.000km nên thay mới.
- Bugi có thể phải được thay thế sớm khi bị bẩn hoặc dầu động cơ bị đốt cháy do bạc xéc măng hoặc phốt ghít xupáp bị mòn.
9. Dây đai
- 3 năm hoặc 58.000 km với dây curoa động cơ, và 96.500 – 145.000 km đối với dây curoa cam.
10. Cùm phanh, xi lanh bánh xe và xi lanh chính
- Các bộ phận này nên được thay mới sau khoảng 100.000 km hoặc hơn.
Nếu các xilanh trên có hiện tượng rò rỉ dầu phanh hoặc piston bị kẹt thì cũng cần phải thay thế ngay. Bạn nên thay mới các bộ phận này sau 2 lần sửa (hiếm khi phải thay mới trong sửa đầu tiên).
11. Máy phát điện
- Tuổi thọ của máy phát điện có thể ngang với tuổi thọ của xe nhưng nó cũng có thể hoạt động kém hiệu quả chỉ sau 5 hoặc 6 năm.
Máy phát điện có nhiệm vụ sạc điện cho bình ắc quy và cung cấp điện cho hệ thống điện trên xe của bạn. Khi máy phát điện làm việc với tần suất cao có thể khiến tuổi thọ của nó giảm đáng kể.
- Máy phát điện là một thiết bị thường được thay mới và cũng thường xuyên bị chẩn đoán sai.
Các vấn đề về sạc điện có thể xảy ra do kết nối điện yếu (cọc bình ắc quy bị mòn, oxy hóa hoặc dây điện bị đứt). Luôn kiểm tra máy phát điện trước khi thay thế để xem nó còn hoạt động tốt hay không.
12. Bơm Nhiên Liệu
- Có thể ngang với tuổi thọ của xe hoặc cũng có thể bị hỏng sau 5 đến 6 năm.
Bơm nhiên liệu chạy liên tục và có thể bị hỏng do các chất cặn bẩn bên trong bình nhiên liệu.
Vận hành xe khi bình nhiên liệu đã cạn hoặc còn rất ít có thể khiến bơm bị khô dầu và có khả năng bị hỏng. Bơm nhiên liệu cũng là một bộ phận cần được thay thế thường xuyên và cũng hay bị chẩn đoán sai.
- Các vấn đề về cấp nhiên liệu thường do bộ lọc nhiên liệu bị nghẹt, bộ điều chỉnh áp suất nhiên liệu hoạt động kém hoặc do hệ thống điện có vấn đề.
13. Bơm nước
- Tuổi thọ ngang với tuổi thọ của xe hoặc có thể bị hỏng sau 6 đến 8 năm.
Phốt làm kín bên trong bơm nước bị mòn và có thể gây ra rò rỉ nước làm mát. Sự rò rỉ dung dịch làm mát sẽ làm cho động cơ trở nên rất nóng.
14. Cầu chì
- Cầu chì là một thiết bị thường xuyên được thay thế do các vấn đề về điện trên xe.
Cầu chì giúp bảo vệ hệ thống điện không bị quá tải, vì vậy nếu cầu chì bị hỏng nó có thể gây ra đoản mạch hoặc quá tải cho cả hệ thống điện.
- Cầu chì được thay mới phải có cùng giá trị cường độ dòng điện với cầu chì ban đầu.
- Không được thay một cầu chì có giá trị cường độ dòng điện cao hơn vì nó có thể làm tăng nguy cơ cháy xe.
15. Các cảm biến trên động cơ
- Hầu hết các cảm biến nên được thay mới sau mỗi 200.000 km.
Tuy nhiên, tổng thời gian vận hành và quãng đường đi được cũng khiến các cảm biến bị hỏng sớm hơn. Cảm biến không tốt thường sẽ làm đèn check engine sáng lên và tạo ra một mã lỗi.
- Cảm biến oxy trên xe đời cũ nên được thay mới sau 100.000 km nhưng cũng có thể bị hư bất cứ lúc nào nếu dung dịch làm mát bị rò rỉ hoặc dầu động cơ bị cháy.
Cảm biến vị trí bướm ga có thể bị mòn các tiếp điểm từ đó dẫn đến việc tín hiệu gửi về ECU bị sai. Cảm biến vị trí trục khuỷu có thể bị hư hỏng bên trong hoặc bị ảnh hưởng bởi nhiệt động cơ từ đó làm các tín hiệu đầu ra bị sai. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát cũng tương tự như vậy. Cảm biến lưu lượng khí nạp có thể bị hư hỏng do bụi bẩn.
16. Bộ giảm thanh
Hầu hết bộ phận giảm thanh được trang bị trên các mẫu xe hiện đại đều là thép không gỉ và thường có tuổi thọ:
- Khoảng 10 năm, tương đương 100.000 km hoặc hơn, tùy thuộc vào độ ẩm của môi trường.
17. Phuộc nhún trước và phuộc nhún sau
Nhiều xe không bao giờ phải thay phuộc nhún trong suốt vòng đời.
- Tuy nhiên, sau 80.000 đến 120.000 km, khả năng hấp thụ rung động của phuộc nhún sẽ bị giảm.
Việc thay thế phuộc nhún nhằm khôi phục cảm giác lái và khả năng xử lý như mới. Các phuộc nhún cũng có thể được thay thế vào bất kỳ lúc nào để nâng cao hiệu suất xử lý.
18. Ly hợp
- Không cố định tùy theo cách lái xe nhưng thường được thay sau khoảng 100.000 km trong điều kiện vận hành bình thường.
Những thói quen lái xe xấu như gác chân lên bàn đạp ly hợp có thể rút ngắn tuổi thọ của ly hợp.
19. Hộp số tự động
- Có thể ngang với tuổi thọ của chiếc xe nhưng cũng có thể bị hư bất cứ lúc nào sau 100.000 km.
Bất cứ hành động gì khiến hộp số nóng hơn bình thường cũng có thể rút ngắn tuổi thọ của nó và dẫn đến các hư hỏng.
Bài viết liên quan:
- Khái quát dịch vụ bảo dưỡng ô tô
- 12 bước quy trình dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng cho trạm dịch vụ, gara ô tô