Lê Chiên - Dân Việt

Người Việt tại Mông Cổ được biết đến với nghề sửa chữa ô tô

Ở Mông Cổ, gia đình nào cũng có xe ôtô, người tham gia giao thông chỉ có 2 loại: Ôtô hoặc đi bộ. Phần lớn các nhà có xe ô tô đều là xe đã qua sử dụng. Vì vậy nhu cầu nghề sửa chữa ô tô rất lớn. Điều đặc biệt hơn, Nói đến Việt Nam, mọi người đều nhắc đến “món đặc sản” sửa chữa ô tô.

Thủ đô Ulan Bator lúc nào cũng trong tình trạng tắc đường, va quệt thường xuyên xảy ra. Xe cũ thì cần mông má lại để bán, xe va quệt thì cần sửa, vì vậy dịch vụ sửa xeôtô rất phát triển. Nắm bắt được nhu cầu này nên người Việt Nam đến Mông Cổ làm ăn, chủ yếu là làm dịch vụ sửa xe ôtô (mà chỉ làm sơn, gò thân, vỏ xe) ở Ulan Bator.

Bất cứ đường phố nào của Ulan Bator cũng gặp biển hiệu gara ôtô của Việt Nam.
Bất cứ đường phố nào của Ulan Bator cũng gặp biển hiệu gara ôtô của Việt Nam.

Với 1,5 triệu người, Ulan Bator chiếm một nửa dân số của Mông Cổ. Hầu như trên phố nào cũng bắt gặp tấm biển hiệu gara ôtô của người Việt Nam. Có dãy phố chỉ khoảng 1km mà có đến gần chục gara ôtô của người Việt. Gara ôtô Việt Nam đã trở thành thương hiệu tại Mông Cổ.

Gặp anh Davkhaabayar trong xưởng sửa chữa ôtô của anh Phạm Văn Thảo, tôi hỏi: Sao anh không sửa xe ở xưởng của người Mông Cổ cho tiện lợi, nhất là về giao tiếp? Nở nụ cười tươi rói, Davkhaabayar ồ lên một tiếng: “Không, tôi chọn xưởng của người Việt Nam vì sửa vừa đẹp, vừa nhanh, giá cả phải chăng, và luôn đúng hẹn. Riêng về thẩm mỹ, công nhân Mông Cổ dù cố đến mấy cũng không bao giờ sửa đẹp như người Việt Nam. Không chỉ riêng tôi, mà tất cả mọi người ở Ulan Bator khi có nhu cầu sửa xe, đều tìm đến xưởng của người Việt”.

“Mấy anh ở đây khéo tay lắm, xe nát mà qua tay các anh ấy thành xe xịn. Kinh lắm, Việt Nam độc quyền luôn” – Davkhaabayar nháy một ánh mắt tinh nghịch

Không chỉ riêng xưởng sửa xe của Thảo, mà tất cả các xưởng sửa xe của người Việt Nam ở Ulan Bator hầu như lúc nào cũng kín xe đến sửa.Thảo kể: Cách đây mấy hôm, có anh bạn Mông Cổ lái chiếc Land Cruiser đi săn, xe bị lộn mấy vòng, nát bươm, dúm hết cả khung sườn. Chủ xe phải gọi xe cứu hộ đi mấy trăm cây số, mang đến xưởng của em sửa. Lúc đầu bọn em không nhận, vì thấy phức tạp quá, coi như phần khung vỏ phải làm lại hết. Nhưng bạn ấy nói khó nên em đành phải nhận. Phải tháo hết nội thất, nắn gò lại khung sườn… Khi gọi chủ xe đến lấy, bạn ấy sững cả người, không nhận ra xe của mình nữa. Không khác gì xe mới. Lúc trả tiền, bạn ấy còn thưởng thêm cho thợ.

Trong xưởng sửa chữa xe ôtô của anh Phạm Khắc Trình (thứ 2 từ trái)
Trong xưởng sửa chữa xe ôtô của anh Phạm Khắc Trình (thứ 2 từ trái)

Đối với những người buôn bán xe cũ, thì sự lựa chọn duy nhất để mông má xe là mang đến xưởng của người Việt Nam. Anh  Namjildorj – chủ cửa hàng buôn bán xe cũ ở Ulan Bator, khách quen của gara anh Phạm Khắc Trình.

“Thợ Việt Nam rất khéo tay, đặc biệt những chi tiết nhỏ nhất cũng được phục chế như chính hãng; gò thân phẳng lỳ, sơn nhẵn bóng…, nên xe cũ vẫn bán rất chạy. “Vậy nên tôi chỉ mang xe đến xưởng của người Việt sửa thôi”- Namjildorj cười nói.

Ở Mông Cổ hiện có khoảng 500 người Việt Nam. Ước tính tại nước này đang có 70 gara ôtô của người Việt. Đa số họ đến từ các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương, Bắc Ninh… Họ được các chủ người Việt (du học sinh Việt Nam ở lại) đưa sang làm công nhân cho gara sửa chữa ôtô của họ. Sau đó, những thợ có khả năng về tài chính và tay nghề lại mở gara riêng. Các chủ gara cho hay, thu nhập từ sửa xe đủ để họ sống và có của ăn của để. 

 

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác