Ngành công nghiệp ô tô Mỹ đang gặp phải khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử

(News.oto-hui.com) – Ngành công nghiệp ô tô Mỹ đang gặp phải khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử. Ba ông lớn trong làng công nghiệp xe hơi gồm GM, Ford và Chrysler đang vật lộn để tồn tại giữa cuộc khủng hoảng Covid – 19.

Bài viết liên quan:

Cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử

Trong tháng này, dự báo số lượng xe ô tô sản xuất tại Mỹ sẽ chạm đáy, kể từ thời Thế chiến thứ 2. Sản xuất ô tô tại Mỹ đã bị đóng băng hoàn toàn vì sự bùng phát của đại dịch Covid – 19.

Tuy nhiên, đó chỉ là một nửa của vấn đề. Ngành công nghiệp ô tô Mỹ đang phải đối mặt với câu chuyện nghiêm trọng hơn, đó là khách hàng gần như không còn ý định mua xe mới, bất chấp những chương trình ưu đãi hấp dẫn từ phía các nhà sản xuất, như các khoản vay 7 năm không lãi suất hay trả chậm trong vòng 6 tháng,…

Doanh số bán xe mới tại Hoa Kỳ được dự báo sẽ giảm hơn 50% trong quý II/2020.

“Niềm tin của người tiêu dùng đã xuống thấp đến mức, bất kì giao dịch mua bán nào cũng đã bị hoãn lại”.

John Murphy, nhà phân tích thị trường xe hơi tại Bank of America, cho biết:

Giảm 50% doanh số sẽ là mức giảm lớn nhất trong vòng 40 năm qua, kể từ khi các số liệu bán hàng của các nhà sản xuất ô tô tại Mỹ được thống kê. Mức sụt giảm kỉ lục hiện tại đang là 38%, ghi nhận trong quý đầu tiên của năm 2009 – thời kì suy thoái kinh tế toàn cầu, lúc ấy cả GM và Chrysler đều đứng trước bờ vực phá sản và có nguy cơ phải đóng cửa.

Trong năm 2019, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường tiêu thụ xe hơi hàng đầu thế giới, với 17 triệu chiếc được bán ra. Cột mốc ghi dấu thành công chưa từng có trong ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, những dự báo mới nhất của Murphy chỉ ra, doanh số sẽ giảm xuống 14,6 triệu xe trong năm nay.

Nhà phân tích của Bank of America thừa nhận thậm chí nó còn xuống thấp hơn, tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế toàn cầu trước đại dịch.

Đại dịch Covid – 19 đang chứng tỏ là một trong những cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô.

“Các nhà sản xuất ô tô cho biết họ có thể hoà vốn với doanh số tại Mỹ, ước đạt từ 10 – 12 triệu xe trong năm nay. Nhưng những ước tính đó phụ thuộc vào việc hoạt động liên tục, những điều mà hiện tại họ không có, khi hàng loạt showroom, nhà máy bị đóng cửa”

Bà Kristin Dziczek, Phó Chủ tịch tại Trung tâm nghiên cứu ô tô cho biết.

Các hãng xe khó tái khởi động sản xuất sau đại dịch

“Ngành công nghiệp ô tô sẽ phải đối mặt với 3 thách thức lớn trong việc tái khởi động sản xuất, sau thời kì đóng băng vì Covid – 19”, Kristin Dziczek, nói.

Đầu tiên, các nhà máy sẽ phải đảm bảo các nhà cung cấp của họ có thể vượt qua thời gian ngừng hoạt động từ giữa tháng 3, và cũng sẵn sàng tái sản xuất, vận chuyển lại các linh kiện ô tô cần thiết.

“Chuỗi cung ứng vẫn đang tồn tại được nhờ doanh thu bán hàng được trả từ 30 – 60 ngày trước đó. Nếu chúng tôi vẫn tiếp tục đóng cửa không thu mua linh kiện trong vòng 60 ngày tới, các nhà cung cấp đó có thể sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng thực sự”, bà nói.

“Trong giai đoạn 2008 – 2009, các nhà sản xuất ô tô vẫn tiếp tục chế tạo ô tô, và mua hàng từ các nhà cung cấp. Nhưng hiện tại không có hãng xe nào còn hoạt động”, Dziczek tỏ ra lo lắng.

Thứ hai, các hãng xe phải đảm bảo rằng khi các nhà máy hoạt động trở lại, chúng phải an toàn cho người lao động. Công nhân có thể sẽ vẫn phải giữ khoảng cách an toàn với nhau. Một vấn đề khác là hầu hết những công nhân làm việc trong các nhà máy trước kia đã bị sa thải. Họ được nhận một khoản trợ cấp thất nghiệp gần bằng tổng mức lương bình thường được lĩnh.

Và “làm thế nào để có thể vận hành dây chuyền sản xuất chế tạo, lắp ráp với hơn 1.500 công nhân mỗi ca khi chưa có vacine ngừa bệnh?”. Dziczek đặt ra câu hỏi.

Doanh số bán xe khó trở lại thời hoàng kim

Và cuối cùng, các nhà máy sản xuất ô tô phải tìm cách kích thích nhu cầu chi tiêu của khách hàng trong bối cảnh hàng triệu người đang mất việc tạm thời hoặc vĩnh viễn.

“Ngay cả khi thoát ra khỏi vấn đề này, người tiêu dùng sẽ vẫn rất thận trọng trong việc mua sắm của họ”, Murphy nói. “Cú sốc của người tiêu dùng sẽ kéo dài ít nhất là trong vòng vài năm nữa”.

Khi du lịch lao dốc, các công ty cho thuê xe cũng ngừng mua xe mới. Những giao dịch này thường chiếm tới 10% doanh số bán xe tại Mỹ.

Nếu các công ty cho thuê xe bắt đầu thanh lí xe cũ, bơm một số lượng lớn vào thị trường xe hơi đã qua sử dụng, như nhiều chuyên gia dự đoán, thì đó chắc chắn sẽ là một cú đánh mạnh khác cho việc kinh doanh xe mới.

Điều này sẽ cung cấp thêm lựa chọn cho người mua xe, với những mẫu xe cũ đã qua sử dụng nhưng số kilomet còn thấp, thay vì phải chi nhiều tiền hơn cho việc mua xe mới.

Tin tốt là các ông lớn trong ngành sản xuất ô tô đang có tình hình tài chính tốt hơn rất nhiều so với thời kì Đại khủng hoảng 2008 – 2009. Ba nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Mỹ đã bước vào đại dịch, với một bảng cân đối kế toán tương đối chắc chắn. Murphy ước tính, các hãng xe sẽ có từ 5 – 7 tháng tiền mặt, và có khả năng vay thêm để vượt qua khủng hoảng.

Nhưng họ cũng cần những nguồn lực khác để vượt qua thời kì thay đổi chưa từng có trong ngành – một kế hoạch phát triển thế hệ xe điện và xe tự lái hoàn toàn mới.

Đây sẽ là một thách thức tiêu tốn hàng tỉ USD, và là nguyên nhân của các vụ sáp nhập, liên minh để định hình lại ngành công nghiệp.

“Bỏ qua những kế hoạch đó, cuộc khủng hoảng ngắn vì đại dịch Covid – 19 sẽ vô cùng rủi ro”, Murphy cho hay.

“Chiến lược khôn ngoan là đầu tư vào sản phẩm và công nghệ trong tương lai. Bạn sẽ cạnh tranh được từ 3-7 năm”, ông nói. “Nếu bạn không mạo hiểm với thành công trong tương lai, nhắm mắt ngó lơ những khoản đầu tư dài hạn đó, việc kinh doanh của bạn sẽ sụp đổ”.

“Tuy nhiên việc đầu tư dài hạn này sẽ rất khác nhau trong mỗi công ty, do những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng hiện nay”, nhà phân tích tại Bank of America nhận định.

vietnammoi

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác