Sau sự kiện ban bố thiết quân luật tại Hàn Quốc vào đêm ngày 3-12, thế giới dần nhận ra những thách thức cho ngành sản xuất ô tô và chuỗi cung ứng của ngành này khi xảy ra các biến động chính trị lớn.
Tuyên bố thiết quân luật ở Hàn Quốc đã khiến ngành sản xuất ô tô của nước này rơi vào tình trạng bất ổn. Khi căng thẳng chính trị gia tăng, các nhà sản xuất ô tô dần phải chuẩn bị cho những giai đoạn trì trệ lớn có thể xảy ra
Do áp lực xã hội và quốc hội nặng nề, Tổng thống Yoon hiện đã bãi bỏ lệnh thiết quân luật ở Hàn Quốc, nhưng công đoàn lao động của Hyundai Motor hiện đang đe dọa sẽ đình công trừ khi Yoon từ chức. Các cuộc đình công chắc chắn sẽ làm trì hoãn ngành sản xuất ô tô và các chuỗi cung ứng của ngành.
Trong một diễn biến bất thường, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã ban bố thiết quân luật. Biện pháp quyết liệt này được công bố trong một bài phát biểu trên truyền hình đã đẩy đất nước này vào tình trạng hỗn loạn chính trị và gây ra các gợn sóng ngầm trong những ngành kinh tế quan trọng của đất nước này, đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô. Những tác động của quyết định sẽ gây hậu quả đối với cả các vấn đề trong nước của Hàn Quốc, ngoài ra nó cũng sẽ ảnh hướng đến vai trò của nước này như một trung tâm sản xuất ô tô trên toàn cầu.
Vai trò của Hàn Quốc trong ngành sản xuất ô tô
Hàn Quốc không chỉ là có sức ảnh hưởng chính trị và văn hóa lớn trên toàn cầu; mà còn là nền tảng của ngành ô tô. Nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc tự hào đứng thứ năm trên toàn cầu và là quê hương của những gã khổng lồ như Hyundai và Kia. Cùng nhau, những công ty này không chỉ quan trọng đối với nền kinh tế Hàn Quốc mà đã đi sâu vào ngành công nghiệp ô tô và có những chuỗi cung ứng toàn cầu, cung cấp xe và linh kiện cho các thị trường trên toàn thế giới.
Các nhà sản xuất khác như GM Korea, Renault Korea Motors và KG Mobility chiếm hơn nửa sản lượng ô tô của quốc gia này. Sức mạnh của ngành công nghiệp này đã đưa Hàn Quốc trở thành một trụ cột trong bối cảnh ô tô toàn cầu. Tuy nhiên, sự kiện thiết quân luật đã đe dọa đến vị thế của ngành công nghiệp ô tô Hàn Quốc.
Một nhà phân tích đã nhận tích về tình hình đang diễn ra như sau: “Đây thực sự là sự kiện Thiên nga đen mà không ai ngờ được, không chỉ tác động đến hoạt động sản xuất của các nhà sản xuất – chủ yếu là những hãng xe hàng đầu Hyundai-Kia – mà còn có khả năng làm gián đoạn dòng chảy cung cấp linh kiện chính, chẳng hạn như các nhà máy sản xuất pin lớn của LG Energy Solution, SK On và Samsung-SDI”
Việc áp dụng thiết quân luật gây ra những bất ổn có thể làm đảo lộn ngành ô tô của Hàn Quốc. Các cơ sở sản xuất có thể phải đối mặt với tình trạng trì hoãn sản xuất nếu có lệnh hạn chế di chuyển dân thường hoặc cần phải huy động nguồn lực để đảm bảo an ninh.
Hyundai đang vận hành các cơ sở lớn ở Ulsan (nhà máy sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, với công suất hàng năm là 1,4 triệu xe, bao gồm cả xe điện). Còn có Asan, một trong những nhà máy ô tô lớn nhất thế giới. Bất kỳ sự trì trệ hay thậm chí phải đóng cửa nhà máy không chỉ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất trong nước mà còn lan rộng ra thị trường quốc tế.
Những tác động hiện tại ảnh hưởng đến ngành ô tô Hàn Quốc
Chuỗi cung cấp nguyên liệu chế tạo cho các nhà máy sản xuất ô tô Hàn Quốc đang gặp rủi ro. Quốc gia này là một đối tác chủ chốt trong ngành công nghiệp bán dẫn và ngành ô tô Hàn Quốc này phụ thuộc rất nhiều vào thành phần này .
Nếu mạng lưới cung ứng chất bán dẫn bị gián đoạn do lệnh giới nghiêm, một hiện ứng lan tỏa có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu vốn dĩ đã rất bấp bênh. Người mua và đối tác quốc tế có khả năng gặp phải sự chậm trễ, khiến họ phải tìm kiếm các nguồn thay thế hoặc chuyển sản xuất sang nơi khác.
Thị trường xuất khẩu là mạch máu chính của các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc, cũng đang bị đe dọa. Hiện tại, Hyundai và Kia xuất khẩu xe sang hơn 180 quốc gia. Bất ổn chính trị có thể làm xói mòn lòng tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm của Hàn Quốc, khiến người mua cân nhắc các lựa chọn thay thế từ các khu vực ổn định hơn.
Trong số này có các nhà máy do các tập đoàn như Hyundai Motor, Kia và GM Korea vận hành, cũng như các nhà cung cấp tiên tiến như Hyundai Mobis và LG Energy Solution.
Các tuyên bố từ những người đứng đầu ngành công nghiệp cho thấy nỗi lo lắng sâu sắc xung quanh cuộc khủng hoảng hiện tại. Một phát ngôn viên của Hyundai Motor Company lưu ý rằng công ty đang “theo dõi chặt chẽ các diễn biến hiện tại và sẽ đánh giá những tác động tiềm tàng đến hoạt động của chúng tôi”. Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc tầm quan trọng của sự ổn định chính trị, nêu rõ vai trò của việc duy trì tính liên tục của ngành.
Vào năm 2023, Hyundai đã công bố lễ khởi công cơ sở sản xuất xe điện đầu tiên của mình tại Ulsan. Tuy nhiên, hiện tại, tình hình bất ổn chính trị có thể trì hoãn và làm chậm quá trình xây dựng và phát triển của hãng này nói riêng và cả lĩnh vực xe điện của ngành công nghiệp ô tô Hàn Quốc nói chung. Hậu quả của việc chậm chân trong một ngành công nghiệp đang phát triển với một tốc độ chóng mặt qua từng ngày ta đã thấy rõ qua Nhật Bản.
Các nhà đầu tư nước ngoài, những người đóng vai trò thiết yếu đối với sự tăng trưởng và đổi mới của ngành, có thể cân nhắc hoặc thậm chí rút vốn cho các dự án mới. Điều này có thể cản trở nỗ lực chuyển đổi sang xe điện và các công nghệ tiên tiến khác, một ưu tiên của các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc đang tìm cách duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu.
Renault, Volkswagen, Stellantis, Geely: Tình hình bất ổn ảnh hưởng thế nào đến các hãng ô tô nước ngoài tại Hàn Quốc?
Sự hỗn loạn gần đây làm đảo lộn kế hoạch của các hãng sản xuất ô tô toàn cầu Renault, Volkswagen, Stellantis và Geely nhằm mở rộng sang thị trường ô tô Hàn Quốc . Mặc dù nhu cầu về xe nhập khẩu của đất nước này đang tăng lên (hiện chiếm gần 20% tổng doanh số bán xe trong nước) nhưng sự bất ổn chính trị dự kiến sẽ phá vỡ niềm tin của người tiêu dùng trong khuôn khổ pháp lý và điều kiện kinh tế.
Tham vọng của Renault đối với thương hiệu xe hạng sang Alpine, dự kiến ra mắt vào năm 2026, và doanh số bán xe SUV Grand Koleos đang tăng sẽ phải đối mặt với những trở ngại tiềm ẩn. Tương tự như vậy, kế hoạch khôi phục lại Volkswagen thông qua thương hiệu Skoda có thể bị trì hoãn trong bối cảnh doanh số bán hàng giảm và rủi ro hoạt động gia tăng.
Các hãng xe điện cao cấp Zeekr của Geely hiện cũng đang phải đối mặt với những khó khăn, vì sự biến động trong nước đe dọa kìm hãm thị trường và đầu tư nước ngoài. Với sự bất ổn trong nước, khả năng hạn chế chi tiêu của người tiêu dùng và những biện pháp kiểm soát của chính phủ, các kế hoạch này có thể cần phải hiệu chỉnh lại đáng kể.
- Doanh số xe Hàn Quốc tại các quốc gia Đông Nam Á năm 2021: Việt Nam Top 1
- Renault và Geely hợp tác phát triển xe lai cho thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc
- Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn đầu tư vào lĩnh vực phụ tùng ô tô tại Việt Nam
- Đối trọng Suzuki Carry: ôtô tải điện Hàn Quốc JJ Motors Viva có tầm vận hành gần bằng VF e34