Diễm Hằng

Mazda 3 thế hệ tiếp theo chạy thử nghiệm động cơ SkyActiv-X mới

Tháng trước, Mazda thông báo sẽ giới thiệu động cơ xăng đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ SkyActiv-X mới vào năm 2019. Tại hội thảo công nghệ toàn cầu gần đây của hãng, ông Hiroshima đã tiết lộ thêm về chi tiết của động cơ mới và cách thức hoạt động của nó.

Động cơ mới sử dụng hỗn hợp hòa khí nghèo với tỷ lệ không khí/nhiên liệu khoảng 30:1 cao hơn so với động cơ xăng truyền thống là 14:1, từ đó giúp cải thiện đáng kể hiệu suất. Vấn đề duy nhất là không có cách nào để kiểm soát thời điểm đánh lửa, vì vậy nó thực sự chỉ hiệu quả với tải nhẹ.

Mazda đã tìm ra giải pháp cho vấn đề này bằng cách giảm tỉ số nén của động cơ vừa đủ để nhiên liệu không tự cháy. Để bắt đầu quá trình cháy, bugi đánh lửa để đốt cháy một lượng nhỏ hòa khí giàu xung quanh nó, sức nóng của ngọn lửa làm tăng áp lực trong buồng đốt, đốt cháy phần hòa khí nghèo hơn, còn lại trong buồng đốt. Mazda gọi đây là công nghệ Spark Controlled Compression Ignition (SPCCI).

Với công nghệ này, Mazda tuyên bố hiệu suất động cơ mới có thể tăng từ 20-30% so với động cơ SkyActiv-G hiện tại và từ 35-40% so với động cơ xăng có cùng dung tích.

Hãng cho biết, công nghệ này hiệu quả đến nỗi động cơ SkyActiv-X 2.0L có thể đạt được hiệu suất nhiên liệu bằng hoặc thậm chí cao hơn động cơ diesel SkyActiv-D 1.5L. Động cơ này cũng được trang bị một bộ siêu nạp, giúp cải thiện khả năng phản ứng và mômen xoắn lên 10-30% so với động cơ SkyActiv-G 2.0L và tương đương với động cơ 2.5L. Nó cho phép người lái lựa chọn tỷ số truyền phong phú hơn, giúp tiết kiệm nhiên liệu và nâng cao hiệu suất lái xe.

Nền tảng thế hệ tiếp theo của hãng cũng được công bố và dự kiến sẽ được sử dụng trên chiếc Mazda 3 mới. Với ý tưởng lấy con người làm trọng tâm, nền tảng mới được cho là mang lại cảm giác lái thoải mái và ít mệt mỏi hơn cho người lái. Thân xe, hệ thống treo, ghế ngồi và thậm chí lốp xe cũng được tối ưu cho phép người lái thích ứng nhanh với những thay đổi môi trường, sử dụng “khả năng tự nhiên” của cơ thể con người để tự cân bằng.

Để làm được điều này, ghế ngồi đã được thiết kế lại để giữ cho xương chậu thẳng đứng và duy trì đường cong hình chữ S tự nhiên của cột sống và thậm chí phần khung và các bộ phận khác cũng được làm cứng hơn để truyền lực từ khối lượng trên lò xo (thân xe) vào thân người lái một cách mượt mà, nhanh và trực tiếp hơn.

Với quyết tâm đó, các kỹ sư đã cải tiến phần còn lại của chiếc xe để đạt được phản ứng hoàn hảo và cảm giác lái theo triết lý jinba ittai (người và xe là một) của hãng một cách trực tiếp hơn. Thân xe đã được làm cứng hơn bằng cách thêm các khung kết nối không chỉ theo chiều dọc và chiều ngang, mà còn ở phía trước và phía sau – điều này tạo ra cấu trúc vòng đa hướng cho phép việc truyền lực không bị chậm trễ.

Khung gầm cũng được thiết kế lại để tối ưu hóa việc phân phối chức năng của hệ thống treo, lốp, cánh tay đòn và bộ giảm chấn, cho phép mỗi bộ phận tương tác với nhau để điều khiển sự chuyển đổi năng lượng đến khối lượng trên lò xo. Chỉ số tiếng ồn, độ rung và độ xóc (NVH) đã được cải thiện thông qua việc sử dụng các nút giảm chấn, dây giảm chấn và các cấu trúc giảm xóc hiệu quả khác ở những khu vực có năng lượng biến dạng cao.
Mặc dù đến năm 2019 chiếc Mazda 3 tiếp theo mới được ra mắt nhưng mẫu concept phân khúc C thế hệ mới dự kiến sẽ được giới thiệu tại Triển lãm ô tô Tokyo vào tháng 10 tới.

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác