Làm thế nào để châm thêm nhớt cho động cơ ô tô ?

Bạn có thể tiết kiệm cho mình một khoản tiền bằng cách tự mình kiểm tra và châm thêm nhớt động cơ thay vì mang xe tới gara. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách để tự mình làm việc đó.

Phần 1. Kiểm tra mức nhớt trong động cơ.
1. Kiểm tra mức nhớt sau khi động cơ đã tắt khoảng 5 phút.
Nếu bạn kiểm tra ngay sau khi động cơ tắt thì có thể bạn sẽ không thu được kết quả chính xác. Bởi vì lúc này nhớt vẫn nằm trên các chi tiết phía trên nắp máy và chưa hồi về các-te. Bạn cũng nên đậu xe trên nền phẳng để động cơ không bị nghiêng.
+ Để an toàn bạn nên kiểm tra nhớt động cơ thường xuyên mỗi tháng.


2. Mở nắp capô.
Giật lẫy mở nắp capô phía trong cabin. Sau đó cho tay vào phía dưới nắp capô và gạt một lẫy khác đồng thời nâng nắp capô lên.


3. Xác định vị trí cây thăm nhớt.
Cây thăm nhớt động cơ thường có kí hiệu và có chữ “Engine oil” trên tay cầm hình tròn. Nó thường nằm cạnh động cơ, gần với đường ống nạp hoặc xả. Dựa vào mức nhớt trên cây, bạn sẽ biết được động cơ đang thiếu hay đủ nhớt.


4. Rút cây thăm nhớt và làm sạch.
Nhớt động cơ sẽ bám lên cây thăm nhớt khi động cơ hoạt động, vì vậy bạn sẽ cần lau sạch cây thăm nhớt bằng khăn sạch và đút nó vào vị trí cũ để đọc được kết quả chính xác. Lưu ý, các kí hiệu dùng để đánh dấu mức nhớt thường là dấu chấm, đường thẳng, ô vuông. Mức nhớt nên nằm giữa hai điểm đánh dấu.


5. Đút cây thăm nhớt vào vị trí và rút ra lại để kiểm tra mức nhớt.
Lúc này bạn nên để ý mức nhớt đang nằm ở đâu trên cây thăm nhớt. Nó nên nằm gần điểm đánh dấu cao nhất hơn là điểm thấp nhất. Nếu mức nhớt nằm tại hoặc dưới điểm đánh dấu thấp nhất thì bạn nên thêm nhớt cho động cơ.


6. Quan sát màu sắc của nhớt.
Trong quá trình hoạt động, nhớt bị ảnh hưởng bởi nhiệt khí cháy và sẽ đổi màu, đồng thời cũng lẫn các vụn kim loại của quá trình ma sát trong động cơ.
+ Nếu nhớt có màu cà phê sữa thì có thể nó đang bị lẫn nước làm mát. Và bạn sẽ phải mang xe tới gara để kiểm tra.
+ Nếu nhớt có lẫn các vụn kim loại thì bạn cũng nên mang xe tới gara để kiểm tra.
+ Nếu dầu có màu đen và bẩn thì nó cần thay thế ngay lập tức.


Phần 2. Chọn loại nhớt thích hợp.
1. Sử dụng loại nhớt được đề xuất trong cẩm nang sửa chữa.


2. Độ nhớt.
Độ nhớt là thông số đặc trưng cho độ đặc-loãng hoặc mức độ lưu động của chất lỏng. Chất lỏng có độ nhớt cao thì độ lưu động thấp hơn (ví dụ sữa chua có độ nhớt cao hơn sữa). Có hai thông số để chỉ độ nhớt của dầu, ví dụ như 10W-30 hoặc 20W-50. Số đầu tiên, với W-winter, là nhiệt độ mùa đông của nhớt. Thông số này cho bạn biết độ lưu động của nhớt trong thời tiết lạnh. Chữ số thứ hai chỉ độ nhớt của dầu, số càng lớn thì độ nhớt càng cao.
+ Số đầu tiên nhỏ nhất là 5W hoặc thấp hơn nếu bạn sống ở những khu vực rất lạnh, vì dầu có thể quá đặc khi nhiệt độ xuống thấp.
+ Bạn nên tham khảo loại nhớt mà sổ tay hướng dẫn sử dụng đề nghị.


3. Sử dụng dầu tổng hợp cho xe ô tô cao cấp hoặc ô tô chạy trong những điều kiện khắc nghiệt. 
Dầu tổng hợp hiệu quả hơn và cũng đắt hơn so với các loại dầu khác.


4. Không sử dụng dầu nhớt đa cấp cho các xe cũ.
Nếu xe của bạn đang chạy tốt với loại nhớt đơn cấp thì bạn không nên đổi loại nhớt vì đổi loại nhớt sẽ chỉ gây ra nhiều vấn đề hơn.


Phần 3. Châm thêm nhớt.
1. Mở nắp châm nhớt trên động cơ.
Nắp này thường có kí hiệu bình nhớt phía trên và nằm trên nắp chụp cò. Dùng tay mở nắp và để nó ở một vị trí an toàn.


2. Châm thêm nhớt.
Dựa vào kết quả kiểm tra ở phần 1 mà bạn sẽ biết cần châm thêm bao nhiêu nhớt. Hoặc bạn có thể vừa châm và vừa rút cây thăm nhớt kiểm tra cho đến khi đủ nhớt. Bạn nên dùng phễu để châm nhớt, dụng cụ này sẽ giúp nhớt không chảy ra ngoài trong quá trình châm nhớt.


3. Đóng nắp châm nhớt và hạ nắp capô.
Sau khi đã châm đủ nhớt bạn nên vặn chặt nắp châm nhớt và kiểm trạ lại lần cuối trước khi hạ nắp capô.


Trên đây là các bước đơn giản và dễ thực hiện để bạn có thể làm theo và tự mình kiểm tra cũng như châm thêm nhớt cho động cơ. Nếu bạn có gì thắc mắc hãy bình luận vào mục bên dưới, chúng tôi luôn luôn sẵn sàng giúp bạn.

Thanh Nam

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác