THANH NAM (Lược dịch)

Hướng dẫn tắt hệ thống túi khí trên xe hơi

Túi khí trên ôtô được sinh ra để giảm thiểu và hạn chế những chấn thương nghiêm trọng khi có va chạm xảy ra. Dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng bởi sự cố túi khí Takata trên toàn cầu nhưng đây vẫn luôn là một hệ thống an toàn cơ bản và cần thiết trên mỗi xe ôtô.

Hệ thống túi khí trên xe hoạt động thế nào?

Trong tình huống xảy ra va chạm, túi khí được bơm phồng gần như ngay lập tức với thời gian chỉ tính bằng mili giây, bảo vệ các bộ phận quan trọng trên cơ thể người.

Để có phản ứng nhanh nhạy và chính xác của hệ thống bơm, một hệ thống cảm biến được sử dụng để nhận biết những yếu tố cần thiết để bung thiết bị. Do sau khi xảy ra va chạm, các bộ phận trong xe sẽ biến dạng và di chuyển, va đập lẫn nhau nên các cảm biến này đều được lập trình cẩn thận để ghi nhận lực một cách chính xác.

Hệ thống này trải qua 3 giai đoạn chính kể từ khi xe gặp va chạm cho đến khi túi khí bung. Đầu tiên, hệ thống điều khiển chính (ACU) điều khiển các cảm biến va chạm, gia tốc, tốc độ và áp lực phanh,… để nhận biết mức độ ảnh hưởng. Khi con số này vượt quá giá trị quy định thì ngòi nổ trong bộ thổi mới đánh lửa.

Tiếp theo, ngòi nổ sản sinh dòng điện có cường độ từ 1A đến 3A trong vòng dưới 2 mili giây để đốt chất mồi lửa và hạt tạo khí để tạo ra lượng khí lớn trong thời gian ngắn. Cuối cùng, túi khí được bơm căng để giảm lực tác động giữa hành khách và các chi tiết trên xe.

Không phải túi khí nào cũng sẽ bung khi ôtô xảy ra va chạm mà trong mỗi trường hợp nhất định, loại phù hợp mới được kích hoạt. Với mỗi loại túi khí bố trí ở các vị trí khác nhau lại có một quy chuẩn hoạt động riêng để đảm bảo cho người trên xe luôn ở trong điều kiện an toàn nhất.

Tại sao chúng ta lại cần tắt hệ thống túi khí ?

Điều kiện sức khỏe của người lái cũng như hành khách đôi khi không cho phép chúng ta sử dụng hệ thống túi khí. Nếu người lái hoặc hành khách bị mắc các bệnh như tim mạch, loãng xương hay phụ nữ có thai và người cao tuổi thì không nên để hệ thống túi khí hoạt động vì tiếng nổ và lực bật ra của túi khí có thể gây nguy hiểm cho họ, khiến họ bị sốc hoặc chấn thương.

Ngoài ra, nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ dưới 13 tuổi thì cũng nên tắt hệ thống túi khí vì chúng còn quá bé để có thể chịu lực bật ra từ túi khí. Điều này đôi khi lại khiến chúng bị chấn thương nặng hơn khi túi khí bật ra.

Và đặc biệt là khi hệ thống túi khí bị hư hỏng thì bạn cũng nên tắt hệ thống trước khi quyết định kiểm tra và sửa chữa. Tuy nhiên, nếu bạn không có kinh nghiệm thì cách tốt nhất là mang xe tới các kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

Các bước cần làm để tắt hệ thống túi khí trên xe

Bạn cần chuẩn bị các dụng cụ như: vít dẹp, ống tuýp nhỏ 8mm và một cần tuýp tự động nhỏ, vít bake. Và làm theo các bước dưới đây:

Bước 1. Tháo cọc âm của bình ắc quy để xả hết điện trong hệ thống. Bởi vì hệ thống túi khí hoạt động dựa trên điện áp cung cấp từ bình ắc quy nên việc này sẽ giúp bạn không bị giật khi tiến hành sửa chữa.

Bước 2. Tháo cầu chì.
Tham khảo sổ tay hướng dẫn sử dụng xe để xác định vị trí hộp cầu chì và tìm cầu chì bảo vệ hệ thống túi khí. Sau đó tháo cầu chì này ra ngoài.

Bước 3. Tháo phần taplô bên hành khách, bạn có thể sử dụng vít bake hoặc cần tuýp tự động để nới lỏng và tháo các bulông.

Bước 4. Vô hiệu hóa túi khí bên hành khách.
Xác định vị trí túi khí bên hành khách, thông thường trên taplô sẽ có ký hiệu bằng dòng chữ SRS Airbag ngay trước mặt hành khách. Sau đó, bạn cần tìm giắc cắm có dây điện màu vàng kết nối với túi khí và dùng vít dẹp để rút nó ra.

Bước 5. Vô hiệu hóa túi khi bên người lái. Mở phần taplô bên dưới vô lăng và tìm giắc cắm màu vàng của túi khi người lái. Dùng vít dẹp để tháo giắc cắm ra.

Như vậy, làm theo các bước trên bạn đã có thể tắt hệ thống túi khi trước khi sửa chữa và đảm bảo an toàn cho bản thân. Sau khi đã ngắt hết các túi khí bạn có thể tiến hành sửa chữa hoặc thay thế túi khí. Nếu không có kinh nghiệm thì bạn nên đưa xe tới garage để được kiểm tra.

Nguồn: carunderstanding

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác