Hướng dẫn sử dụng đèn pha trên xe

Đèn pha được trang bị trên tất cả các xe ôtô, nó là bộ phận không thể thiếu để giúp xe di chuyển vào ban đêm. 

Bật đèn pha là một trong những kỹ năng cơ bản mà bạn phải biết khi lái xe. Nhưng nếu chưa biết cách bật đèn pha, thì bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
1. Xác định vị trí công tắc điều khiển đèn pha.
Công tắc điều khiển đèn pha có thể nằm ở các vị trí khác nhau trên mỗi loại xe khác nhau.
+ Các nhà sản xuất thường đặt công tắc điều khiển đèn pha trên các cần điều khiển phía dưới vô lăng và nằm trên trụ lái. Phía cuối cần điều khiển có một núm vặn và các kí hiệu.

+ Một số hãng xe đặt công tắc điều khiển đèn pha ngay dưới bảng taplô, bên trái của người lái. Đó là một bảng nhỏ với một núm vặn. Xung quanh núm vặn có các kí hiệu đặc trưng cho mỗi chế độ.

2. Xác định vị trí “Off” của công tắc. 
Vị trí “Off” thường nằm ở phía bên trái của công tắc. Nó thường được đánh dấu bằng một vòng tròn. Ngày nay, nhiều xe được trang bị đèn chiếu sáng ban ngày. Nếu đèn pha của bạn đang tắt nhưng bạn vẫn nhìn thấy ánh sáng chiếu từ phía trước của chiếc xe, thì có thể hệ thống chiếu sáng ban ngày đang hoạt động.
+ Luôn đảm bảo rằng đèn pha tắt khi bạn dừng xe. Đèn pha bật khi động cơ ngừng hoạt động sẽ khiến ắc quy bị tiêu hao năng lượng nhanh.

3. Sử dụng các chế độ trên công tắc.
Dùng ngón cái và ngón trỏ xoay núm vặn đến chế độ thích hợp. Các chế độ khác nhau được biểu thị bằng các ký hiệu riêng biệt.
+ Đỗ xe (đờ mi) là chế độ đầu tiên trên công tắc. Khi đó các đèn phía trước xe thường có màu cam, còn phía sau có màu đỏ.
+ Chiếu gần (cos) là chế độ tiếp theo. Chế độ này tạo ra ánh sáng chiếu gần và không gây chói cho người đi đối diện, vì vậy chế độ này nên được sử dụng trên đường có mật độ phương tiện đông đúc.
+ Chiếu xa (pha). Chế độ này tạo ra ánh sáng có cường độ lớn và có thể chiếu đi xa. Bạn nên sử dụng chế độ này khi cần chiếu xa và trên đường có ít phương tiện di chuyển.

4. Kiểm tra tình trạng làm việc của đèn pha. 
+ Nếu bạn có người giúp, hãy yêu cầu người đó đứng bên ngoài và phía trước xe của bạn trong khi xe đang đậu. Hạ kính cửa sổ để bạn có thể giao tiếp với người trợ giúp, sau đó xoay nút điều khiển đèn tới từng vị trí. Dừng tại mỗi vị trí và yêu cầu người trợ giúp xác định xem đèn có sáng không và độ sáng của đèn như thế nào.
+ Nếu bạn không có ai giúp, hãy đậu xe trước một bức tường. Xoay nút điều khiển đèn pha tới từng vị trí khác nhau, dừng lại tại mỗi vị trí để xem ánh sáng chiếu trên bề mặt tường.

5. Khi nào cần sử dụng đèn pha.
Bạn nên sử dụng đèn pha bất cứ khi nào tầm nhìn thấp. Nếu bạn không thể nhìn thấy phía trước của bạn trong bán kính từ 150 đến 300 mét thì đèn pha cần phải được bật lên.
+ Luôn sử dụng đèn pha vào ban đêm, bật chế độ cos khi có các phương tiện khác ở gần.
+ Sử dụng đèn sương mù trong thời tiết xấu như mưa, tuyết, sương mù. Không sử dụng đèn pha trong điều kiện này bởi ánh sáng đèn pha là ánh sáng trắng và nó bị khúc xạ bởi những hạt nước li ti trong sương mù.

6. Chú ý các cảnh báo trên đồng hồ taplô.
Trên một số xe có trang bị màn hình điện tử trong bảng taplô, sẽ hiển thị cảnh báo khi hệ thống chiếu sáng hư hỏng hoặc hoạt động không chính xác. Khi đó có thể bạn cần phải thay bóng đèn hoặc sửa chữa hệ thống điện liên quan.

 

Thanh Nam

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác