Nguồn: cafeauto

Hiện tượng thủy kích và những điều cần biết

(News.oto-hui.com) – Hiện tượng thủy kích luôn là nỗi lo của nhiều tay lái, nhất là trong mùa mưa, khả năng sa vào vùng nước ngập dẫn đến chết máy và gây ra hỏng hóc là rất lớn.

Hiện tượng thủy kích

Hiện tượng thủy kích là gì?

Thủy kích là hiện tượng xe bị nước tràn vào buồng đốt (xy-lanh) qua đường hút gió của động cơ làm xe chết máy đột ngột. Do đặc tính không chịu nén của nước, nên sẽ dẫn đến hỏng hóc một phần hay toàn bộ phần máy tùy trường hợp nặng nhẹ. Khi gặp trường hợp này, nếu người lái xe cứ tiếp tục khởi động (đề) máy lại, nước sẽ càng hút sâu vào động cơ dẫn đến hư hỏng càng nghiêm trọng.

Hiện tượng thủy kích và những điều cần biết
Hiện tượng thủy kích và những điều cần biết

Hậu quả của thủy kích thường rất nặng nề do hư hỏng nằm ở động cơ. Chi phí sửa chữa trong trường hợp bị thủy kích thường rất lớn. Mỗi tay lái cũng biết rằng, chi phí khắc phục sẽ tỷ lệ thuận với mức độ sang trọng và cao cấp của xe bởi giá phụ tùng chính hãng.

Một số nguyên tắc cơ bản khi lái xe gặp mưa ngập

Trường hợp bắt buộc đã đi ngang vùng ngập nước thì cần đi số thấp và đều ga. Với xe số sàn, bạn nên đi số 1 với mức ga cao – trên 2.000 vòng/phút nếu xe có đồng hồ báo tốc độ động cơ hoặc 1/3 đến 1/2 hành trình chân ga. Với xe số tự động có chức năng đi số sàn, tay lái nên đi số 1, còn với xe số tự động có các số D1, D2, D3, hãy chuyển về D1.

Đặc biệt, chú ý các xe chạy ngược chiều, vì có thể gây nên hiện tượng tạo sóng làm nước dâng cao hơn và dễ bị sóng nước hắt vào nắp capô, tràn vào động cơ hoặc họng hút. Nếu xe bị chết máy hoặc xe đỗ ở chỗ nước sâu, không được khởi động máy trở lại, mà hãy gọi ngay cứu hộ. Nếu gặp xe đi ngược chiều, nên ra hiệu cho họ đi chậm, hai bên cùng nhẹ nhàng đi qua nhau để tránh sóng mạnh.

Bên cạnh đó, để tránh gãy cánh quạt, tay lái cũng nên tắt điều hòa. Khi vừa ra khỏi vùng ngập nước tài xế nên đạp nhẹ phanh một lúc để má phanh khô, như thế phanh mới ăn, nếu không rất nguy hiểm.

Tiếp theo là một lưu ý khá quan trọng, tay lái kiểm tra dầu máy, nếu có màu trắng đục kiểu nước gạo thì chứng tỏ nước đã vào động cơ. Khi đó, tay lái không được khởi động xe. Phải tắt máy, rút chìa, đẩy xe lên chỗ cao và gọi cứu hộ. Lưu ý rằng, với mỗi xe khác nhau, việc xử lý sự cố sau khi ngập nước cũng khác nhau, vì thế, đừng nên tìm cách tự sửa nếu bạn không có chuyên môn kỹ thuật.

Nếu mực nước bên ngoài cao hơn cửa xe, tay lái tuyệt đối không nên mở cửa, vì sẽ làm nước bên ngoài tràn vào làm hư các hệ thống điện tử. Trong trường hợp này, cần mở cửa sổ để ra vào xe.

Mùa mưa lũ đang đến gần, bạn nên tham gia bảo hiểm thủy kích trong gói bảo hiểm vật chất xe ô tô để được công ty bảo hiểm bồi thường theo điều khoản hợp đồng. Phí bảo hiểm cho rủi ro này không nhiều, dao động khoảng 0,1-0,3% giá trị xe.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác