Cao Hồng Sơn

Nguyên lý hoạt động của phanh đĩa

(News.oto-hui.com) – Bất kỳ phương tiện di chuyển nào cũng cần hệ thống phanh để có thể giảm tốc độ hoặc dừng lại khi cần thiết. Và phanh đĩa là một bộ phận đã không còn quá xa lạ với người điều khiển xe máy hay ô tô. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của phanh đĩa nhé!

Cấu tạo của phanh đĩa
Cấu tạo của phanh đĩa 

Về cơ bản thì phanh đĩa gồm các bộ phận cơ bản sau:
Ngàm phanh (Caliper)

Đĩa phanh (Roto): Đĩa phanh được gắn trực tiếp lên cụm may-ơ bánh xe. Đĩa phanh được đục lỗ hoặc xẻ rãnh để gia tăng khả năng tản nhiệt (giúp làm giảm thiểu tối đa khả năng mài mòn của đĩa phanh). Đĩa phanh thường được làm bằng vật liệu chịu lực rất tốt, có độ bền cao, thường ít bị hư hỏng. Đĩa phanh sẽ bị cào xước trong trường hợp má phanh đã quá mòn hoặc má phanh không đạt tiêu chuẩn. Đĩa phanh cũng có thể bị cong, vênh, nứt vỡ nếu chịu tác động của 1 lực lớn như tai nạn xe cộ, …

Má phanh (Brake pads): Hệ thống má phanh là 1 khối thống nhất, gồm 2 má phanh kẹp 2 bên mặt của đĩa phanh và kẹp chặt lấy đĩa phanh khi sử dụng. Trên má phanh được xẻ rãnh nhằm thoát nhiệt, thoát bụi trong quá trình làm việc. Má phanh có thể chế tạo từ gốm, hợp kim, kevlar, …

Piston: Phanh đĩa sử dụng piston (dầu) để truyền lực cho má phanh. Dầu phanh đĩa thường là loại chuyên dụng. Khi piston hoạt động sẽ ép má phanh vào đĩa phanh và do đó, tác động trực tiếp giúp xe dừng lại.

Ngoài ra còn có các bộ phận khác như lò xo (spring), bộ lọc khí (air filter), …

Nguyên lý hoạt động của phanh đĩa
Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh đĩa

– Người lái khi đạp và bàn đạp phanh sẽ làm tăng áp suất dầu trong các đường ống dầu và xi lanh của bánh xe, đẩy piston và tấm má phanh ép vào đĩa phanh, tạo nên lực ma sát làm cho đĩa phanh và moayer bánh xe giảm dần tốc độ quay hoặc dừng lại theo yêu cầu của người lái.

– Khi người lái rời chân khỏi bàn đạp phanh, áp suất trong hệ thống dầu phanh giảm nhanh, nhờ sự biến dạng của vòng đệm kín dầu của piston làm cho piston và má phanh rời khỏi đĩa phanh.

Ưu, nhược điểm của phanh đĩa

Ưu điểm

  • Độ chính xác cao.
  • Tiến trình phanh ngắn (Khi lực bóp tay truyền đến khay dầu, ép dầu vào piston và piston trực tiếp ép 2 má phanh vào đĩa phanh), chưa đến 0.5 giây. Do đó, khả năng dừng là nhanh chóng, và gần như không có khoảng trượt như nhiều dòng phanh khác.
  • Tản nhiệt tốt do đĩa phanh được đục lỗ hoặc xẻ rãnh nên bền hơn.

Nhược điểm

  • Do nằm bên ngoài, không được che chắn nên dễ dính bụi bẩn, nước,… nên phải thường xuyên rửa và làm sạch hệ thống phanh đĩa.
  • Hoạt động phụ thuộc nhiều vào dầu phanh nên cần thường xuyên thay dầu phanh định kỳ, nếu không phanh sẽ không hoạt động chính xác.
  • Má phanh cũng nhanh bị mòn do tiến trình phanh nhanh và mạnh.
  • Nếu không biết cách phanh an toàn sẽ rất nguy hiểm, dẫn đến bị ngã, lật xe khi phanh gấp.

Hy vọng thông qua bài viết, các bạn đã có thêm những kiến thức về phanh đĩa! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác