Trịnh Tân

Chẩn đoán hệ thống phanh trên ô tô

(News.oto-hui.com) – Hệ thống phanh trên ô tô là một trong những hệ thống quan trọng. Những vấn đề về hệ thống phanh có thể gây ra sự mất an toàn khi vận hành và thậm trí là gây tai nạn. Vì vậy, chẩn đoán hệ thống phanh trên ô tô rất cần thiết.

Trong bài viết này, OTO-HUI sẽ cung cấp những thông tin về chẩn đoán hệ thống phanh trên ô tô.

I. Chẩn đoán hệ thống phanh thông qua quan sát ban đầu

Trước khi tháo ra để kiểm tra chi tiết, chúng ta cần quan sát tình trạng ban đầu của xe cũng như hệ thống phanh. Có một số điểm cần lưu ý sau:

  • Mức dầu phanh ở bình chứa như thế nào?
  • Có xảy ra rỏ rỉ dầu phanh trên đường ống, các đầu nối và trên cơ cấu phanh hay không?
  • Đối với dẫn động phanh khí nén thì nó biểu hiện rất dễ dàng nhận ra nếu rỏ rỉ.
  • Đối với cơ cấu phanh đĩa, bạn hoàn toàn có thể dùng thước căn lá để kiểm tra khe hở má phanh thông qua lỗ của càng phanh.
Những thông tin cần thiết về chẩn đoán hệ thống phanh trên ô tô

II. Chẩn đoán hệ thống phanh thông qua một số hiện tượng thường gặp:

1. Bàn đạp phanh bị hẫng:

Độ cao bàn đạp quá nhỏ hay hành trình tự do bàn đạp quá lớn. Tạo cảm giác thiếu đi một cách đột ngột.

Nguyên nhân có thể do:

  • Cơ cấu hồi vị bàn đạp phanh hỏng
  • Khe hở má phanh lớn: Má phanh quá mòn hoặc Cơ cấu tự động điều chỉnh má phanh hỏng
  • Rò rỉ dầu từ mạch dầu
  • Xy lanh chính hỏng
  • Có khí trong hệ thống: Khi đạp phanh khí sẽ bị nén nên gây ra bàn đạp phanh bị hẫng
  • Đĩa phanh bị đảo: Độ đảo của đĩa phanh quá lớn, má phanh sẽ bị đẩy ngược về sau sinh ra khe lớn giữa má phanh và đĩa phanh làm hành trình bàn đạp tăng. Cái này sẽ cần dùng đồng hồ so.

Xem thêm:
Nguyên nhân khiến hành trình bàn đạp phanh thấp và bị hụt khi đạp phanh

2. Bó phanh:

Cảm thấy có sức cản lớn khi xe đang chạy. Có cảm giác phanh hoạt động mặc dù bàn đạp phanh không được ấn và cần phanh tay mở hoàn toàn.

Nguyên nhân có thể do:

  • Cần xem lại hệ thống phanh tay: bị kẹt hoặc motor điện đối với phanh tay điện tử hỏng.
  • Hành trình tự do bàn đạp quá nhỏ hay hiện tại cài chỉnh khe hở má phanh quá nhỏ so với hãng khuyến cáo.
  • Cơ cấu cần đẩy xylanh chính (tổng phanh có vấn đề): Lò xo hồi bàn đạp bị trượt làm bàn đạp không có độ dơ nên phanh hoạt động liên tục làm bánh xe bị bó khi xe chạy.
  • Áp suất dư dẫn động phanh lớn.
  • Lò xo hồi vị guốc phanh hỏng. Các thanh dẫn động phanh bị cong hay guốc phanh bị biến dạng .
  • Piston ở xy lanh bánh xe bị kẹt.
  • Cơ cấu tự động điều chỉnh phanh trống bị hỏng.
  • Ổ bi bánh xe bị hỏng: Ổ bi bánh xe bắt đầu có tiếng kêu lạch cạch do điều chỉnh không đúng, má phanh và trống (đĩa) sẽ tiếp xúc với nhau gây hiện tượng bó phanh.

3. Phanh lệch:

Khi đạp phanh, xe kéo lệch sang một bên, hay bị lắc đuôi

Nguyên nhân có thể do:

  • Áp suất hay độ mòn của bánh trái và bánh phải không giống nhau.
  • Góc đặt bánh trước và bánh sau không đúng.
  • Dính dầu hay mỡ ở má phan.
  • Trống hay đĩa không tròn.
  • Piston xy lanh cơ cấu phanh hay càng phanh bị kẹt.
  • Má phanh bị kẹt.
  • Tiếp xúc giữa má – trống, má- đĩa không chính xác.
  • Guốc phanh bị cong, phanh mòn hay chai cứng.
  • Lò xo hồi guốc phanh hỏng.
  • Có lực cản giữa guốc phanh va đĩa đỡ phanh.

4. Phanh quá ăn:

Khi chỉ đạp với lực nhỏ nó tạo ra lực phanh lớn hơn nhiều

Nguyên nhân có thể do:

  • Trống hay đĩa bị xước hay méo .
  • Guốc phanh bị cong, má mòn hay bị chai cứng .
  • Xy lanh bánh xe gắn không chặt .
  • Khe hở má phanh quá nhỏ

5. Phanh nặng:

Phải dùng lực đạp bàn đạp phanh lớn hơn, khó khăn hơn

Nguyên nhân có thể do:

  • Dính nước ở trống phanh.
  • Dầu hay mỡ dính vào má phanh.
  • Guốc bị cong, má phanh mòn hay chai cứng.
  • Má phanh, đĩa bị mòn: Điều này đòi hỏi hành trình đạp dài hơn và lực đạp phải mạnh để tạo áp suất dầu lớn hơn.
  • Piston xy lanh con bị mòn hay càng phanh kẹt.
  • Các đường dẫn dầu bị tắc.
  • Đối với trợ lực phanh chân không hỏng: Mạch chân không bị dò, Bơm chân không bị hỏng.
  • Nóng phanh: khi đạp phanh liên tục trên dốc dài, nhiệt sinh ra làm giảm hệ số ma sát của má phanh nên hiệu quả phanh hay đĩa kém.

Trên đây là những thông tin và kiến thức về chẩn đoán về hệ thống phanh. Sau khi chẩn đoán tìm ra được nguyên nhân gây ra pan bệnh, thông thường sẽ là thay thế hoặc điều khiển lại. Đặc biệt với hệ thống phanh dẫn động dầu thủy lực thì sau khi bảo dưỡng sửa chữa sẽ cần xả e.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác