(News.oto-hui.com) – Trên hầu hết tất cả các loại xe ô tô con (xe hơi) hiện nay đều sử dụng hệ thống phanh thủy lực hay còn gọi là phanh dầu. Hệ thống phanh thủy lực cũng là nền tảng cho sự phát triển các hệ thống an toàn chủ động khác về sau của ô tô như phanh ABS, hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD, hệ thống điều khiển lực bám TCS, hệ thống cân bằng điện tử ESP, hay hệ thống leo dốc HAC, đổ đèo HDC…
Bài viết này sẽ đề cập đến cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh thủy lực thông thường.
I. Cấu tạo hệ thống phanh dẫn động thủy lực:
Gồm có các bộ phận chính: Bàn đạp phanh, bầu trợ lực chân không, xylanh chính, đường ống dẫn và xylanh công tác.
II. Nguyên lý hoạt động cơ bản hệ thống phanh dẫn động thủy lực:
1. Khi đạp phanh:
- Bàn đạp phanh; 2. Piston xylanh phanh chính; 3. xylanh phanh chính; 4. 5. 9. Piston xylanh phanh bánh xe; 6. đường ống dẫn dầu phanh; 7. Xylanh phanh bánh xe ; 8. Dầu phanh.
Khi cần giảm tốc độ xe hoặc dừng hẳn xe lại, người lái tác dụng vào bàn đạp phanh (1), thông qua cơ cầu dẫn động tác động lên piston (2) di chuyển trong xy lanh phanh chính (3) đẩy dầu vào hệ thống các đường ống dẫn (6) và đi đến các xy lanh bánh xe (7), dưới tác dụng của lực sinh ra do áp suất dầu phanh trong hệ thống tác động lên các piston (4,5,9) xy lanh phanh bánh xe sẽ đẩy ra ngoài theo chiều mũi tên để tác dụng lên cơ cấu phanh (phanh tang trống hoặc phanh đĩa) thực hiện việc giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe. Thời gian và quãng đường xe bị giảm hoặc dừng hẳn phụ thuộc vào lực tác dụng lên bàn đạp phanh.
2. Khi nhả phanh:
Khi người lái thôi tác dụng vào bàn đạp phanh, dưới tác dụng của cơ cấu lò xo hồi vị tại các bánh xe hoặc cần điều khiển xy lanh phanh chính sẽ ép piston (4,5,9) xy lanh phanh bánh xe lại và đẩy dầu ngược trở về xy lanh chính (3) như lúc đầu, lúc này phanh sẽ được nhả ra không còn tác dụng hãm hoặc dừng xe lại nữa.
3. Khi giữ phanh:
Các trang thái được giữ nguyên trạng thái các piston.
III. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của từng bộ phận chính:
1. Bầu trợ lực phanh chân không
a. Cấu tạo:
Bộ trợ lực phanh là một cơ cấu sử dụng độ chênh lệch giữa chân không của động cơ và áp suất khí quyển để tạo ra một lực mạnh (tăng lực) tỷ lệ thuận với lực ấn của bàn đạp để điều khiển các phanh.
b. Nguyên lý hoạt động:
Khi đạp phanh:
Khi đạp bàn đạp phanh, cần điều khiển van đẩy van không khí làm nó dịch chuyển sang bên trái.Lò xo van điều chỉnh cũng đẩy van không khí dịch chuyển sang bên trái cho đến khi nó tiếp xúc với van chân không.Khi đó bầu sẽ được chia làm 2 buồng: buồng chân không và buồng không khí.Độ chênh áp suất giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất biến đổi làm cho pittông dịch chuyển về bên trái, làm cho đĩa phản lực đẩy cần đẩy bộ trợ lực về bên trái và làm tăng lực phanh.
Khi nhả phanh:
Khi không còn lực tác dụng lên bàn đạp nữa, lực đàn hồi của lò xo sẽ đẩy cần đẩy về phía bên trái đồng thời khóa các van lại, kết thúc quá trình làm việc.
Bài viết liên quan:
[…] Hệ thống phanh dẫn động thủy lực – Cấu tạo, nguyên lý […]
[…] Hệ thống phanh dẫn động thủy lực – Cấu tạo, nguyên lý […]