Thanh Nam

Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD – Electronic Brake Force Distribution

(News.oto-hui.com) – Là một trong những hệ thống an toàn được trang bị hầu hết trên các xe hơi ngày nay, hệ thống phân phối lực phanh điện tử (Electronic Brake Force Distribution) đã và đang cứu sống rất nhiều người khi giảm thiểu nguy cơ tai nạn. Kể từ khi ra đời cho đến nay, hệ thống này có nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất nhưng các thành phần chủ chốt cấu tạo nên hệ thống không mấy thay đổi.

Cấu tạo hệ thống bao gồm các chi tiết như:

  • Cảm biến tốc độ bánh xe.
  • Bộ điều khiển lực phanh.
  • Bộ điều khiển ECU.
  • Cảm biến độ lệch thân xe Yaw.
  • Cảm biến góc xoay vô lăng.

Các thành phần này đôi khi cũng được sử dụng bởi một hệ thống khác như hệ thống cân bằng điện tử ESP và kiểm soát lực kéo TCS.

Electronic Brake Force Distribution – EBD

Nguyên lí hoạt động:

Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD sẽ sử dụng cảm biến tốc độ để theo dõi xem các bánh xe có cùng tốc độ với nhau không. Đồng thời hệ thống cũng so sánh dữ liệu của cảm biến Yaw với dữ liệu từ cảm biến góc xoay vô lăng để biết xe có đang bị thừa lái hay thiếu lái không. Sau đó ECU sẽ xử lý các dữ liệu và phân phối áp lực dầu phanh phù hợp đến các bánh xe.

Nếu ECU nhận thấy một bánh xe có dấu hiệu bị bó cứng và quay chậm hơn các bánh còn lại thì nó sẽ gửi tín hiệu đến bộ điều khiển lực phanh để giảm lực phanh tại bánh xe đó. Cơ chế này được điều khiển tự động nên lực phanh sẽ được thay đổi linh hoạt theo các điều kiện xảy ra trên đường.

Video so sánh hệ thống ABS, EBD và BA:

Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD khá giống với hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Chúng đều được thiết kế để ngăn các bánh xe khỏi bị bó cứng, điều mà có thể khiến xe mất kiểm soát một cách nhanh chóng.

  • Không giống với các hệ thống phanh khác, EBD có thể tự động điều chỉnh lực phanh cung cấp cho các bánh xe.
  • Ý tưởng chung đằng sau hệ thống EBD đó là các bánh xe bị khóa cứng dễ dàng hơn khi lực phanh lớn.
  • Để giải quyết vấn đề này thì lực phanh tới các bánh trước và sau cần phải thay đổi được và có thể khác nhau. Nhưng những van thủy lực truyền thống lại không thể đáp ứng được những điều kiện lái xe khác nhau.

Dưới điều kiện thông thường, khối lượng xe sẽ dồn về trước khi xe chạy chậm. Do đó, tải trọng đặt lên 2 bánh trước sẽ lớn hơn 2 bánh sau, hệ thống EBD có thể xử lý vấn đề này bằng cách giảm lực phanh ở 2 bánh sau.

Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD

Nếu xe của bạn được trang bị hệ thống EBD, hãy lái nó giống với những xe được trang bị hệ thống ABS. Hệ thống này làm việc một cách tự động, bám sát theo từng điều kiện mặt đường cũng như tải trọng xe nên việc bạn cũng không cần can thiệp quá nhiều. Tuy nhiên hãy cẩn thận khi phanh và khi vào cua cho đến khi bạn quen với cách hệ thống hoạt động.

Trong trường hợp hệ thống EBD hư hỏng, hệ thống phanh trên xe vẫn hoạt động bình thường. Điều đó có nghĩa là bạn vẫn có thể sử dụng hệ thống phanh một cách bình thường khi EBD hư hỏng nhưng nguy cơ các bánh xe bị bó cứng cũng tăng cao hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải cẩn thận hơn khi phanh.

  • Do EBD và ABS sử dụng rất nhiều các chi tiết giống nhau nên hệ thống phanh chống bó cứng thường hư hỏng cùng lúc với hệ thống EBD.

Một số nhà sản xuất khuyên bạn nên kiểm tra mức dầu phanh nếu bạn nghi ngờ hệ thống EBD gặp trục trặc.

  • Nếu mức dầu phanh thấp, bạn không nên lái xe cho đến khi hệ thống phanh được kiểm tra và sửa chữa.

Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác