“Bình thường đèn pha ô tô sử dụng nhựa và talc (Khoảng sản hoạt thạch) để làm vỏ đèn pha, Nhưng với phiên bản cà phê sẽ tốt hơn vì nó nhẹ hơn và thân thiện môi trường”- Debbie Miewelski, lãnh đạo kỹ thuật cao cấp về tính bền vững của vật liệu cho Ford. Hiện Ford đang biến chất thải cà phê của McDonald thành vỏ đèn pha.
Bài viết liên quan:
Trong những năm gần đây, khi người tiêu dùng trở nên quan tâm hơn về ô nhiễm nhựa và khí thải carbon, các công ty xe hơi đã đưa ra các cam kết sâu rộng để giảm tác động đến môi trường. Họ cũng đã phát triển các vật liệu bền vững , sáng tạo để xây dựng các sản phẩm tiêu dùng. Đặc biệt là Ford.
Họ tìm ra được loại vật liệu đặc biệt từ cà phê. Cụ thể ở đây là coffee chaff – lớp vỏ lụa trên bề mặt hạt cà phê sẽ bị bong ra trong quá trình rang, được phổ biến rộng rãi nhưng phần lớn nó bị lãng phí. Ford đã nghiên cứu chúng và hy vọng sẽ kết hợp vật liệu này vào nhiều bộ phận trên xe hơn. Trước mắt là vỏ đèn pha ô tô.
Khi Ford tìm ra cách thức cà phê có thể được sử dụng để chế tạo các bộ phận xe hơi, họ đã tìm đến McDonald để hợp tác thu nhận lại chất thải cà phê, từ đó lọc ra coffee chaff. Vì quy mô của chuỗi nhà hàng và các mục tiêu bền vững vật liệu xanh giữa đôi bên tương đồng. Giống như Ford, McDonald cũng muốn kết hợp các vật liệu tái tạo và tái chế vào các sản phẩm của mình.
Trước đó Ford đã sử dụng bọt làm từ đậu nành trong đệm ghế ô tô từ năm 2011. Họ cũng sử dụng chất thải từ lúa mì, dừa, cà chua và các loại thực vật khác để làm nên phụ tùng cho xe ô tô.
“Nếu bạn đến phòng thí nghiệm của chúng tôi, vật liệu sẽ được tìm đâu đó giữa bãi rác và trang trại”, Miewelski nói.