Để công nghiệp ô tô điện thực sự sạch, cần ngay một lộ trình

(News.oto-hui.com) – Để phát triển công nghiệp ô tô điện, cần ít nhất 3 yếu tố đồng bộ: Trạm sạc, pin và giá tiền. Tất cả những vấn đề này không thể chỉ là câu chuyện của doanh nghiệp mà phải là của Nhà nước. Một chính sách tổng thể cho các vấn đề này hiện vẫn chưa có gì ở Việt Nam. Trong đó, xử lý rác thải pin vẫn còn rất mông lung, tù mù.

Để công nghiệp ô tô điện thực sự sạch, cần ngay một lộ trình
Để công nghiệp ô tô điện thực sự sạch, cần ngay một lộ trình

Xe điện cũng gây ô nhiễm

Trước tiên, phải thống nhất một điều rằng: xe điện sạch hơn xe động cơ đốt trong (xe chạy xăng, dầu). Đây được coi là một giải pháp toàn cầu nhằm giải quyết các vấn đề về ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu. Nhưng nó có sạch như mọi người tưởng tượng không? Câu trả lời là không.

“Bản thân xe điện nếu được sản xuất quy mô lớn cũng sẽ phát sinh nhiều vấn đề cho môi trường như quá trình làm pin và thải pin; điện sạc từ nguồn năng lượng hóa thạch (nhiệt điện) hay năng lượng mới, năng lượng tái sinh (điện mặt trời, điện gió),…”, ông Nguyễn Trung Hiếu – Trưởng Tiểu ban Chính sách, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) nói.

Xe điện phát triển sẽ làm tăng nhu cầu tiêu thụ năng lượng điện rất lớn. Ở các nước có tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo lớn như thủy điện, điện gió, điện mặt trời thì việc sử dụng nhiều xe điện sẽ làm giảm thiểu đáng kể ô nhiễm không khí. Bởi lẽ, xe sạch được chạy bằng chính năng lượng sạch.

Còn ở các nước có tỷ lệ lớn nhiệt điện (nhiệt điện than, khí, dầu) trong cơ cấu nguồn điện như Việt Nam, việc sử dụng xe điện chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí đô thị do thay xe xăng. Tác dụng tổng thể bảo vệ môi trường sẽ không triệt để. Hay nói cách khác, những chiếc xe điện cũng sẽ tạo áp lực tăng công suất nhiệt điện- một nguồn gây ô nhiễm đáng ngại hiện nay.

Để công nghiệp ô tô điện thực sự sạch, cần ngay một lộ trình-1

So sánh lượng phát thải của ô tô động cơ đốt trong (gasoline) với ô tô điện sử dụng nguồn nhiệt điện và ô tô điện sử dụng các nguồn điện sạch. (Nguồn: MPCA)

Thay vì chúng ta phải hít khói bụi từ ô tô chạy xăng dầu, thì chúng ta vẫn phải chịu tác động khí độc hại, bụi mịn tương tự nhưng có thể ít hơn từ các trung tâm nhiệt điện.

Một vấn đề môi trường quan trọng và lâu dài hơn mà các nước trên thế giới vẫn đang phải đau đầu xử lý, đó là sản xuất pin và xử lý pin thải của xe điện khi hết hạn sử dụng.

Pin là một trong những bộ phận quan trọng nhất của ô tô điện, chiếm đến khoảng 30% giá thành của một chiếc xe. Xe ô tô điện hiện nay sử dụng chủ yếu là pin Lithium-ion, có một số ít dòng xe Hybrid của Toyota sử dụng pin Niken Hidrua kim loại.

Pin Lithium-ion chứa một số kim loại như Li, Al, Ni, Co, Mn, Fe và một số dung môi hữu cơ như Dimethyl Carbonate (DMC), Propylene Carbonate (PC), Ethylene Carbonate (EC) và Hexafluorophosphate (PF6), do vậy, nếu pin Lithium không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường bởi các kim loại và các chất điện ly.  Độ nguy hại còn cao hơn nhiều so với ô nhiễm không khí.

Tuy nhiên, nghiên cứu lâu năm về vấn đề này, PGS.TS Đàm Hoàng Phúc – Viện Cơ khí động lực, ĐH Bách Khoa Hà Nội nhìn nhận: “Đừng lo ngại vấn đề môi trường đó mà nói không với xe điện. Xe điện không phải là không gây ô nhiễm môi trường nhưng là kiểu gây ô nhiễm tập trung và chúng ta hoàn toàn có thể quản lý được dựa vào các hành lang pháp lý và khoa học công nghệ hiện đại”.

Để công nghiệp ô tô điện thực sự sạch, cần ngay một lộ trình-2
Xe điện là xu hướng của tương lai

Cần lộ trình “đón đầu” xử lý pin thải tại Việt Nam

Theo nhà nghiên cứu Hans Eric Melin, lượng pin Lithium-ion trên thế giới đang tăng lên nhanh chóng, từ hơn 1 triệu tấn vào năm 2016 đã tăng lên gần 1,5 triệu tấn năm 2020 và có thể đạt gần 5 triệu tấn vào năm 2025.

Đây thực sự là mối lo và gánh nặng với nhiều quốc gia trên thế giới trong những năm tới nếu vấn đề xử lý pin xe điện không được tính toán một cách bài bản, căn cơ.

Để công nghiệp ô tô điện thực sự sạch, cần ngay một lộ trình-3
Biểu đồ dự báo khối lượng pin Lithium ion do tác giả Hans Eric Melin nghiên cứu, được công bố trong các tài liệu: State-of-the-art in reuse and recycling of lithium-ion batteries – A research review và The lithium-ion battery end-of-life market.

Tại Việt Nam, xe điện vẫn còn là khái niệm tương đối mới mẻ. Theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam, trong năm 2019, Việt Nam chỉ có khoảng 240 xe ô tô điện, năm 2020 có hơn 400 xe và trong quý I/2021 có gần 600 xe nhập khẩu vào Việt Nam.

Tổng cộng, chúng ta mới có hơn 1.200 xe ô tô điện đang hoạt động bao gồm cả xe Hybrid (xe xăng lai điện).

Chủ đề xe điện gần đây mới trở thành “hot trend” trong dư luận xã hội khi Vinfast chính thức ra mắt, mở bán mẫu xe điện đầu tiên của mình, và cũng là những chiếc xe điện đầu tiên của Việt Nam.

Với quyết tâm thực hiện giấc mơ ô tô điện “made in Vietnam” của Vinfast và xu thế xe điện sẽ nhập khẩu vào thị trường nội địa, dự báo số lượng xe điện ở Việt Nam sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.

Với tuổi thọ trung bình của pin Lithium-ion là 10-15 năm, Việt Nam cần chuẩn bị với kịch bản để chủ động xử lý pin thải loại trong khoảng 10 năm tới.

Theo tìm hiểu, hiện nay Bộ Tài nguyên & Môi trường chưa có quy định cụ thể về quy trình xử lý pin Lithium-ion của xe điện. Tại Phụ lục 1, Thông tư 36/2015/BTNMT về quản lý chất thải nguy hại mới chỉ phân mã chất thải nguy hại thành các nhóm gồm: Pin, ắc quy chì thải; pin Ni-Cd thải (pin Niken, Cadium); pin, ắc-quy có thuỷ ngân; và các loại pin, ắc quy khác.

Để công nghiệp ô tô điện thực sự sạch, cần ngay một lộ trình-4
Một số danh mục chất thải nguy hại pin, ắc quy theo Thông tư 36/2015/BTNMT

Loại pin Lithium-ion của ô tô điện vẫn đang bị gộp chung vào với nhiều loại pin, ắc quy khác và vẫn được một số đơn vị có chức năng xử lý bằng phương pháp tái chế, tách kim loại, sau đó “đóng kén” rồi lưu trữ tại hầm giống như đối với ắc-quy thải.

Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu về pin Lithium-ion, TS. Hoàng Quốc Việt – Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam chia sẻ, ở nước ngoài như Hàn Quốc, việc thu hồi và tái chế các kim loại trong pin thường được thực hiện bằng phương pháp hóa học kết hợp với cơ học.

“Các phương pháp này không quá phức tạp, tuy nhiên việc xử lý đòi hỏi một lượng hóa chất và điện năng không nhỏ. Bên cạnh đó cũng cần đầu tư ban đầu để xây dựng hệ thống xử lý theo tiêu chuẩn”

TS. Việt nói.
Để công nghiệp ô tô điện thực sự sạch, cần ngay một lộ trình-5
TS. Hoàng Quốc Việt – Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, ngay từ lúc này, Chính phủ cần có lộ trình cụ thể nhằm khuyến khích các nhà sản xuất lựa chọn công nghệ pin Lithium-ion thích hợp, có độ bền cao, có chính sách trợ giá cho những xe điện sử dụng pin loại này. Đồng thời, cần xây dựng ngay một quy trình xử lý pin thải và xe điện khi hết hạn sử dụng nhằm “đón đầu” về công nghệ xử lý và tránh khủng hoảng rác thải rắn trong tương lai.

Quy hoạch trạm sạc bỏ ngỏ, chính sách hỗ trợ như giảm thuế, miễn phí trước bạ, hoàn tiền… chưa có gì. Việc Vinfast tiên phong làm xe điện là động thái đáng nể của một ông lớn trong bối cảnh công nghiệp ô tô còn vật vã èo uột với nội địa hoá. Thế nhưng, việc Nhà nước thiết kế chính sách đang chậm chân so với thực tiễn là một vấn đề đáng lo ngại.

Xe điện là một giấc mơ đẹp nhưng không hẳn là một phương tiện “xanh” hoàn hảo. Việt Nam muốn nhập cuộc xe điện, cần phải chuẩn bị sẵn sàng mọi nền tảng bền vững trước khi loại phương tiện này bùng nổ trong tương lai không xa.

Hoàng HiệpVietnamnet


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác