Tạ Hiển - Theo Aa1car

Công nghệ Telematics được ứng dụng trong lĩnh vực ô tô tự hành như thế nào?

(News.oto-hui.com) – Với nhiều hệ thống giao tiếp viễn thông ngày nay trên những phương tiện di chuyển, chúng cung cấp rất nhiều thông tin về định vị xe, về các tuyến giao thông và cả thực hiện các chức năng thông tin giải trí trên xe. Việc điều khiển xe tự hành hay việc giao tiếp giữa các phương tiện (Vehicle-to-vehicle – V2V) là một công nghệ quan trong tuy nhiên vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi do chúng còn nhiều bất cập về công nghệ và quy định khi vận hành.

Công nghệ Telematics bao hàm tất cả những lĩnh vực vận hành và thông tin giải trí trên. Chúng sẽ đem lại nhiều tiện nghi và sự hữu dụng hơn cho ô tô của chúng ta trong thời đại công nghệ giao tiếp và vận hành tự động trên ô tô ngày nay. 

Công nghệ Telematics được ứng dụng trong lĩnh vực ô tô tự hành như thế nào?
Công nghệ Telematics được ứng dụng trong lĩnh vực ô tô tự hành như thế nào?

1. Công nghệ Telematics là gì?

Một thuật ngữ công nghệ thông dụng và quan trọng trong mảng điện tử ô tô ngày nay là “Telematics” – từ ngữ được kết hợp từ: viễn thông (telecommunications)công nghệ thông tin (informatics hay information technology).

Theo Motorola – công ty đã đặt ra thuật ngữ này thì đây là một công nghệ truyền thông ô tô mới, kết hợp dữ liệu và giao tiếp không dây để cung cấp các dịch vụ như bảo mật, thông tin liên lạc, hiệu suất của xe và chức năng giải trí trong xe theo vị trí cụ thể cho người lái xe và hành khách.

Nói cách khác, những gì mà công nghệ Telematics đang cố gắng làm là tập hợp một số công nghệ khác nhau và kết hợp chúng thành một nền tảng dễ sử dụng và có thể tùy chỉnh cho từng trình điều khiển riêng.

Ý tưởng cơ bản là có một số loại thiết bị thông tin trên xe kết hợp các chức năng của radio web, email, thương mại điện tử, điện thoại di động, hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu và chương trình hỗ trợ lái xe.

Một cách sử dụng khác có thể có của viễn thông là mở ra liên lạc giữa một chiếc xe đang di chuyển và các cơ sở kinh doanh gần đó.

  • Ví dụ: chúng ta cần tìm một trạm xăng gần nhất. Telematics sẽ tự động xác định mức xăng hiện tại, quãng đường có thể chạy tiếp, xác định quãng đường và vị trí trạm xăng sau đó thông báo cho trạm xăng đó. 

2. Công nghệ Telematics bao gồm những chức năng nào?

Hầu như mọi phương tiện ngày nay đều rất nhiều màn hình hiển thị, hệ thống định vị, hỗ trợ đàm di động, hỗ trợ lái xe… Trước đây hầu hết đây là những chức năng riêng biệt được điều khiển bởi các thiết bị riêng biệt.

Theo thời gian, ngày càng nhiều liên lạc và hệ thống thông tin giải trí trong xe sẽ được tích hợp vào các hệ thống duy nhất. Ví dụ như một màn hình cảm ứng điều khiển nhiều chức năng. Trên các phương tiện mới hơn, các hệ thống này thậm chí sẽ đồng bộ với điện thoại thông minh qua ứng dụng như Apple Carplay hoặc Android Auto.

Công nghệ Telematics có thể cung cấp những chức năng sau:

Hãy tìm hiểu về Sự khác nhau giữa Android Auto và Apple Carplay? 

An toàn và bảo mật: Công nghệ telematics bao gồm các dịch vụ như hỗ trợ hành trình, dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp, báo cáo tai nạn tự động (khi túi khí bung ra), Tìm kiếm phương tiện (trong trường hợp xe bị đánh cắp), mở khóa cửa từ xa hoặc một liên hệ trực tiếp từ tổng đài nếu chúng ta cần bất cứ điều gì khi lái xe.

Điều hướng và thông tin giao thông: Sử dụng hỗ trợ thời gian thực dựa trên máy chủ viễn thông. Công nghệ Telematics có thể giúp người lái xe xác định vị trí, tránh tắc nghẽn giao thông, tai nạn, công trình xây dựng,… Không giống như các hệ thống định vị cần được cập nhật và chỉ có thể bao phủ một khu vực hạn chế, cần phải tải xuống thông tin điều hướng dưới dạng chỉ đường hoặc trợ giúp khi cập nhật mới.

Giải trí và thông tin cá nhân: Công nghệ Telematics có thể mang đến cho chúng ta tin tức, dự báo thời tiết, thể thao, báo giá chứng khoán, email hoặc chuẩn bị các điểm hẹn mà chúng ta cần lên lịch hẹn.

Chức năng dịch vụ từ xa: Dịch vụ của hệ thống Telematics có thể cung cấp cả việc chẩn đoán và báo cáo các sự cố về khả năng vận hành của xe, các sự cố tai nạn khi xe va chạm cho đại lý ô tô hoặc cơ sở dịch vụ gần nhất. Giúp theo dõi và thông báo nhu cầu bảo dưỡng theo lịch trình (thay dầu, bộ lọc,…) và thậm chí có thể cung cấp chương trình lập trình hộp điều khiển “trực tuyến” của xe nếu cần thiết.

Giao tiếp giữa các phương tiện (V2V): Đây là một lĩnh vực rất quan trọng trong công nghệ Telematics của ô tô. Các xe ô tô có thể giao tiếp với nhau để giảm thiểu tai nạn. Giao tiếp giữa các phương tiện cho phép các phương tiện nhận ra các phương tiện khác kể cả ô tô, xe máy hay người đi bộ. Khi nhận thức được tình huống này xe có thể phanh tự động nếu người lái xe không nhìn thấy phương tiện đang đến gần tại giao lộ. 

Điều đó cũng có nghĩa là hệ thống kiểm soát hành trình thông minh (Cruise control) có thể được cải tiến thành tự động tạo khoảng cách giữa tất cả các phương tiện gần nhau khi di chuyển trên đường cao tốc hay qua giao lộ để giảm ùn tắc.

Hệ thống kiểm soát hành trình cũng có thể cảm nhận được vấn đề phía trước nếu xe dẫn đầu phanh gấp, giúp xe có thời gian giảm tốc độ và tránh va chạm từ phía sau. 

Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia (NHTSA) đang xem xét một số quy tắc yêu cầu giao tiếp giữa các phương tiện sẽ được áp dụng rộng rãi trên ô tô trong tương lai. Tuy nhiên đây là vấn nhạy cảm do liên quan nhiều đến vấn đề bảo mật của xe mà gây ra nhiều tranh cãi về hệ thống giao tiếp giữa các phương tiện với nhau.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác