(News.oto-hui.com) – Sau quá trình hoạt động, động cơ thông thường sẽ bị giảm công suất so với lúc mới sử dụng. Các nguyên nhân gây ra tình trạng giảm công suất động cơ có thể bắt nguồn từ các hệ thống như: hệ thống đánh lửa, hệ thống khí hay hệ thống nhiên liệu. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê cho các bạn biết các nguyên nhân này.
I. Hệ thống đánh lửa:
1. Bugi:
Bugi có thể bị bám nhiều muội than và các chất hóa học khác, đặc biệt khi xe không được bảo trì thường xuyên. Các bugi bị bám nhiều muội than sẽ không thể tạo ra tia lửa đủ mạnh để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí. Ngoài ra, khe hở giữa 2 điện cực bugi quá lớn cũng có thể khiến tia lửa bị yếu.
- Bạn có thể quan sát và kiểm tra khe hở bugi, từ đó có thể quyết định có nên thay thế bugi không. Bạn nên tham khảo sổ tay hướng dẫn sử dụng của xe để biết khe hở tiêu chuẩn của bugi.
2. Dây cao áp:
Cũng giống như bugi, các dây cao áp cũng sẽ bị mòn sau một thời gian sử dụng và chúng làm giảm hiệu suất đánh lửa của bugi. Bạn nên kiểm tra điện trở của dây cao áp và so sánh với giá trị ghi trong sổ tay hướng dẫn sử dụng của xe để biết có nên thay thế dây này không.
- Thông thường, điện trở của dây cao áp là khoảng 5000Ω.
3. Bô bin đánh lửa:
Bô bin đánh lửa có nhiệm vụ tạo ra điện áp cao và truyền tới bugi để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí.
- Điện áp này thường nằm trong khoảng 4000-30000V, tùy thuộc vào loại xe.
- Bô bin hư hỏng sẽ khiến động cơ không thể khởi động, mất lửa. Bạn nên kiểm tra điện trở của các cuộn dây trong bô bin để xem bô bin có bị hư hỏng không.
4. Thời điểm đánh lửa:
Bugi cần phát ra tia lửa điện đúng vào thời điểm cuối của quá trình nén. Nếu bugi đánh lửa quá sớm hoặc quá trễ thì động cơ sẽ tiêu tốn nhiên liệu đồng thời công suất động cơ tăng và giảm tốc chậm.
- Các vấn đề liên quan đến thời điểm đánh lửa có thể là do các dây đai hoặc dây xích dẫn động bị mòn hoặc lỏng.
- Góc đánh lửa bị sai lệch 2-3 độ cũng khiến công suất động cơ giảm sút.
II. Hệ thống nhiên liệu
1. Lọc nhiên liệu:
Sau quá trình hoạt động bộ lọc nhiên liệu sẽ bị kẹt bởi các tạp chất có trong nhiên liệu làm cho lượng nhiên liệu đi vào động cơ ít hơn từ đó làm giảm công suất. Điều bạn cần làm là thay thế hoặc vệ sinh bộ lọc nhiên liệu định kỳ.
2. Lọc không khí:
Bầu lọc không khí có nhiệm vụ loại bỏ các bụi bẩn trong không khí trước khi đi vào động cơ.
- Nếu bộ lọc này bị tắc nghẽn hay bị bám quá nhiều bụi bẩn thì lượng khí đi qua lọc sẽ ít đi, từ đó làm tiêu hao nhiên liệu.
- Bạn sẽ cần thay thế hoặc vệ sinh lọc gió thường xuyên hoặc theo định kỳ ghi trong sổ tay hướng dẫn sử dụng của xe.
3. Kim phun:
Kim phun cũng có thể bị hư hỏng hay tắc nghẽn, từ đó làm giảm công suất động cơ.
- Nếu thấy xe xuất hiện các dấu hiệu như rung giật ở chế độ không tải thì bạn có thể sẽ phải vệ sinh kim phun.
4. Bộ điều khiển áp suất nhiên liệu:
Nếu bộ điều khiển này bị hư hỏng thì rất có thể lượng nhiên liệu đi vào động cơ sẽ quá nhiều hoặc quá ít. Điều này làm cho động cơ hoạt động không ổn định và giảm công suất.
Trên đây là các bộ phận hay hư hỏng và làm ảnh hưởng tới công suất của động cơ. Bạn có thể tham khảo và kiểm tra để giúp cho động cơ hoạt động tốt hơn và tránh hiện tượng giảm suất.
Bài viết liên quan:
- Những thông số biểu đạt sức mạnh của một chiếc xe ô tô
- Độ công suất NOS là gì?
- Những biểu hiện của xe khi bugi hoạt động kém?
[…] Các nguyên nhân làm giảm công suất động cơ […]