Tri.H - Theo Cartek

Tìm hiểu về Chuẩn chẩn đoán HD OBD của xe tải nặng? Khác gì so với OBD-II?

(News.oto-hui.com) – Đa số thợ garage/kỹ thuật viên sẽ hiểu biết rất rõ về chẩn đoán OBD-II do sự phổ biến rộng rãi trên các xe du lịch nên nhiều người được tiếp xúc thường xuyên. Thế nhưng với chuẩn chẩn đoán HD OBD của xe tải nặng có thể nhiều người không nhiều người hiểu rõ về nó. Chuẩn chẩn đoán HD OBD này khác gì so với OBD-II?

Đa phần, xe tải hiện đại ngày nay đều sử dụng điều khiển điện tử mà các thợ bên ngoài thường gọi là ga điện hay máy điện, điều này gây khó khăn cho người sửa chữa trong quá trình chẩn đoán. Dưới đây là những điều cần biết về chuẩn chẩn đoán HD OBD trên xe tải nặng.

Chuẩn chẩn đoán HD OBD khác gì so với OBD-II
Chuẩn chẩn đoán HD OBD khác gì so với OBD-II

I. Lịch sử ra đời của Chuẩn chẩn đoán HD OBD:

Giống như chuẩn OBD2, chuẩn chẩn đoán HD OBD ra đời, xuất phát từ nhu cầu muốn điều khiển hoạt động của xe một cách hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường hơn. Kể từ năm 1985, kiểu chuẩn chẩn đoán HD OBD đầu tiên xuất hiện, đó là chuẩn J1708. Đối với các xe tải nặng ngày nay (bắt đầu từ năm 2001), đều sử dụng chuẩn J1939.

Chuẩn chẩn đoán HD OBD được yêu cầu áp dụng cho tất cả hệ thống trên xe, điều này xuất phát từ nhu cầu lắp ráp linh hoạt của xe tải và yêu cầu các hệ thống trên xe có độ tương thích cao.

  • Ví dụ: Một hãng lắp ráp xe tải tại Việt Nam có thể lắp ráp nhiều dòng xe tải sử dụng chung hệ thống ABS, SRS, Body Control. Thế nhưng có xe lại sử dụng máy Cummin, hoặc máy Daewoo, hay máy Weichai.

Việc chuẩn chẩn đoán HD OBD ra đời đã giúp các hệ thống này trên xe giao tiếp vả chia sẻ thông tin đồng bộ với nhau. Chúng không cần hãng lắp ráp cài đặt gì hay thay đổi gì trong phần mềm điều khiển của xe.

1. Cấu tạo Giắc chẩn đoán:

a. Giắc tròn 6 chân:
  • Được tiêu chuẩn hóa từ năm 1996 cho các xe tải nặng của Mỹ như International, Freightliner,… và Volvo.
  • Giắc tròn 6 chân này chỉ hỗ trợ chuẩn J1708.
Giắc chẩn đoán HD OBD – 6 chân
Giắc chẩn đoán HD OBD – 6 chân
b. Giắc tròn 9 chân:
  • Được tiêu chuẩn hóa từ năm 2001 cho các xe tải nặng của Mỹ như International, Freightliner,… và Volvo.
  • Hỗ trợ chuẩn J1708 và J1939.
Giắc chẩn đoán HD OBD – 9 chân
Giắc chẩn đoán HD OBD – 9 chân
3. Giắc tròn 16 chân:
  • Được sử dụng trên các xe tải Hàn Quốc (Hyundai, Daewoo), Nhật Bản (Mitsubishi Fuso, Hino, Isuzu) và các xe tải Trung Quốc (Howo, Dongfeng, JAC, Sino Truck…).
  • Thường hỗ trợ chuẩn J1939.
Giắc chẩn đoán OBD-II 16 chân
Giắc chẩn đoán OBD-II 16 chân

II. Sự khác nhau giữa chuẩn chẩn đoán HD OBD và OBD-II:

1. Hệ thống áp dụng:

Đối với chuẩn chẩn đoán OBD-II: Chỉ áp dụng cho hệ thống ECM, TCM, Hybrid và một số ít các hệ thống khác trên xe. Do đó, có thể sử dụng chức năng chẩn đoán OBD-II để chẩn đoán hư hỏng trong các hệ thống này (đọc mã lỗi, xóa mã lỗi, xem dữ liệu động).

Đối với chuẩn chẩn đoán HD OBD: Được áp dụng cho toàn bộ hệ thống điều khiển trên xe (ECM, ABS, SRS, Instrument Cluster, SCR, Body Control,…). Do đó, có thể sử dụng chẩn đoán HD OBD để chẩn đoán toàn bộ hệ thống trên xe (đọc mã lỗi, xóa mã lỗi, xem dữ liệu động)..

2. Về định dạng mã lỗi:
  • Đối với chuẩn chẩn đoán OBD-II: Định dạng mã lỗi là P, C, U, B như là P0012.
  • Đối với chuẩn chẩn đoán HD OBD: Định dạng mã lỗi sẽ bắt đầu bằng ký tự SPN như là SPN729-3.
Sự khác nhau giữa chuẩn chẩn đoán HD OBD và OBD-II
Sự khác nhau giữa chuẩn chẩn đoán HD OBD và OBD-II

III. Tổng kết:

  • Chuẩn chẩn đoán HD OBD bao gồm có 2 chuẩn giao tiếp là J1708 và J1939.
  • Giắc chẩn đoán trên xe có 3 loại là: Giắc tròn 6 chân, 9 chân và 16 chân giống xe du lịch.
  • Có thể chẩn đoán tất cả hệ thống trên xe bằng chuẩn chẩn đoán HD OBD (đọc mã lỗi, xóa mã lỗi, xem dữ liệu động).
  • Định dạng mã lỗi của chuẩn HD OBD nó bắt đầu bằng SPN như là SPN729-3.

*****

Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác