(News.oto-hui.com) – Có bao giờ ta luôn thắc mắc hệ thống phanh xe gặp vấn đề như má phanh, đĩa phanh mòn, các đường ống dầu phanh bị rò rỉ hay phanh tay bị ket,… đến từ đâu? Đây là những điều mà người lái xe ít nhất gặp phải một lần trong quá trình điều khiển. Dưới đây là 9 điều cần biết về hệ thống phanh ô tô, cơ bản dành cho người mới lái.
Hệ thống phanh xe ô tô là một thành phần thiết yếu đối với sự an toàn của cả người lái và hành khách. Mặc dù phanh khá đáng tin cậy nhưng hệ thống này cần được bảo dưỡng định kỳ và xử lí các vấn đề xấu nhất có thể xảy ra. Qua đó, sự an toàn của người ngồi trên xe mới dần được đảm bảo an toàn.
I. Phanh ô tô hoạt động như thế nào?
Phanh được trang bị hầu hết các loại xe hiện đại ngày nay là hệ thống phanh trống hoặc phanh đĩa. Phanh đĩa sử dụng:
- Đĩa phanh (còn gọi là rôto) gắn với trục bánh xe.
- Kẹp phanh (còn gọi là càng phanh).
- Má phanh và hệ thống thủy lực để làm chậm xe và dừng xe.
Phanh đĩa hoạt động theo nguyên tắc cơ bản sau:
- Khi nhấn bàn đạp phanh, hệ thống thủy lực sẽ nhận áp lực lên từ bàn đạp, truyền tới và làm cho bộ kẹp phanh đẩy má phanh vào đĩa phanh, điều này làm cho ô tô giảm tốc và dừng lại.
Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết hơn về phanh đĩa
Đối với phanh trống (phanh guốc):
- Khi nhấn bàn đạp phanh, hệ thống thủy lực sẽ đẩy guốc phanh vào tang trống được gắn vào trục của bánh xe. Điều này làm xe chậm lại và dừng lại.
Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết hơn về phanh tang trống
Hệ thống phanh hiện đại cực kỳ đáng tin cậy nhưng có rất nhiều bộ phận và một số bộ phận trong số đó yêu cầu bảo dưỡng và thay thế định kỳ.
II. 9 điều cần biết về hệ thống phanh ô tô:
1. Má phanh:
Má phanh bị mòn sẽ làm cho quãng đường phanh tăng lên và có thể gây mài kim loại trên bề mặt đĩa phanh.
- Nếu má phanh có vết nứt trên bề mặt (do quá nóng) thì chúng sẽ gây ra tiếng kêu khi phanh.
- Nếu các má phanh và đĩa phanh bị nóng lên thì khoảng cách dừng sẽ tăng lên.
- Má phanh sẽ luôn mòn nhanh hơn đĩa phanh và cần thay thế trước.
- Bên cạnh đó, nếu má phanh bị mòn thì bàn đạp phanh có thể sẽ bị rung, giật.
Một khi bạn nghe thấy tiếng kêu thường xuyên khi phanh, thì đã đến lúc thay má phanh.
2. Đĩa phanh:
Bề mặt đĩa phanh cần phẳng để giữ tiếp xúc tốt với má phanh.
- Nếu bề mặt đĩa phanh bị cong vênh do hư hỏng nhiệt, nó sẽ làm cho bàn đạp phanh bị rung lên xuống và xe bị giật khi dừng.
- Nếu đĩa phanh bị quá nhiệt, bề mặt của nó sẽ bị đổi màu và điều này sẽ làm cứng bề mặt và má phanh sẽ không thể bám chặt chúng.
Điều này sẽ làm cho xe không dừng lại nhanh như mong muốn.
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết má phanh và đĩa phanh cần thay thế
3. Rò rỉ hệ thống phanh:
Rò rỉ trong hệ thống phanh thường là do vấn đề thủy lực.
- Nếu bàn đạp phanh luôn gặp phải tình trạng bị thấp xuống sàn, nó thường có thể bị rò rỉ.
- Đường dầu phanh bị rò rỉ sẽ dẫn đến mất dầu phanh và cuối cùng hệ thống phanh có thể bị hỏng hoàn toàn.
- Rò rỉ cần được xử lý ngay lập tức, một vũng dầu phanh trên sàn nhà để xe hoặc bàn đạp phanh bị thấp đều là những triệu chứng của vấn đề này.
4. Kẹp phanh dính:
Giá kẹp và kẹp phanh (càng phanh) giữ má phanh và ép chúng vào đĩa phanh để dừng xe.
- Các piston kẹp phanh có thể bị kẹt trong lỗ xilanh của chúng. Và khi điều này xảy ra, xe thường sẽ bị lệch sang một bên khi phanh hoặc các má phanh và đĩa phanh sẽ bị quá nhiệt hoặc mòn quá nhanh.
- Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của quá trình tăng tốc khi phanh bị dính.
- Kẹp phanh không chỉ gây phiền toái mà còn có thể nguy hiểm. Do đó, cần phải được sửa chữa ngay lập tức.
Đôi khi các thanh trượt của khung kẹp phanh sẽ trói buộc gây ra các vấn đề tương tự như kẹp phanh bị kẹt ngoại trừ chỉ một má phanh sẽ bị mòn quá nhanh thay vì cả hai.
Xem thêm: Nguyên nhân khiến hành trình bàn đạp phanh thấp và bị hụt khi đạp phanh
5. Đĩa phanh bị cong vênh, đảo:
Ðĩa phanh ô tô bị đảo hoặc moay ơ không đồng tâm, điều này thường xảy ra do quá trình phanh.
- Khi phanh, môi trường làm việc của đĩa phanh và má phanh hết sức khắc nghiệt: bề mặt bám nhiều tạp chất, nhiệt độ cao và thay đổi đột ngột nên dễ gây ra biến dạng và mòn không đều.
- Đĩa phanh ô tô bị đảo còn có thể do nguyên nhân bề mặt đĩa phanh lắp vào giá moay ơ không tiếp xúc phẳng tuyệt đối. Nguyên nhân này có thể do quá trình tháo lắp hoặc do biến dạng cục bộ gây nên.
Sự cong vênh thực sự ám chỉ bề mặt phẳng của đĩa phanh trở nên không đồng đều. Nhiệt là nguyên nhân số một gây ra hiện tượng này.
- Đĩa phanh bị cong vênh thường sẽ làm cho vô lăng và xe bị rung khi đạp phanh.
- Các đĩa phanh bị cong vênh thậm chí có thể làm tăng khoảng cách dừng hoặc khiến hệ thống chống bó cứng hoạt động sớm.
- Vật liệu tráng men trên đĩa phanh: Khi má phanh được sản xuất để sử dụng trên đường bình thường sẽ rất nóng khi lái xe và phanh ở tốc độ cao, hoặc do đạp phanh trong thời gian dài, vật liệu bám có thể trở nên quá mềm và về cơ bản nó “sơn” các đĩa phanh. Điều này có nghĩa là má phanh sẽ không bám vào kim loại đĩa phanh khi phanh lại một lần nữa, gây giảm hiệu suất phanh kém trơn tru hơn trước.
- Với nhiệt độ quá cao: Kim loại ở đĩa phanh trở nên đủ mềm để má phanh có thể mài mòn bề mặt rôto. Điều này có nghĩa là các điểm nhỏ hơn một chút trong kim loại bị mài mòn nhanh hơn và làm cho các điểm cứng hơn nhô ra ngoài, gây cong vênh
6. Phanh bị biến chất, mờ dần:
Nếu thời gian để dừng một chiếc xe lâu hơn bình thường thì có thể là do phanh bị biến chất, hao mòn nhiều.
- Khi lái xe đổ đèo dốc theo quán tính, nếu không có kinh nghiệm việc đạp phanh nhiều sẽ làm nóng phanh nhanh hơn, làm cho các miếng má phanh và đĩa phanh phản ứng kém hơn dưới tác động nhiệt độ cao. Khi ấy, má phanh sẽ cháy và làm mất tác dụng của phanh.
- Theo thời gian, sự biến chất của phanh có thể trở nên vĩnh viễn dần (cháy má phanh) và khi đó phanh xe sẽ hoàn toàn mất tác dụng.
Bên cạnh đó, khi má phan bị bốc cháy, nó sẽ tạo ra một lớp men tráng bóng, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất của phanh. Nếu phớt trục bị rò rỉ vào phanh, nó sẽ làm hỏng má phanh và đĩa phanh nhanh hơn.
7. Đèn phanh:
Nếu đèn phanh trên bảng điều khiển taplo sáng, nó có thể cho thấy hệ thống phanh gặp phải vấn đề nghiêm trọng.
- Trong hầu hết các trường hợp, nó cho thấy có vấn đề với hệ thống thủy lực của đường ống phanh và chiếc xe cần phải được kiểm tra và nên sửa chữa càng sớm càng tốt.
- Sẽ không bao giờ an toàn khi lái xe nếu đèn phanh được bật sáng trên bảng điều khiển.
- Ở một số loại xe, đèn này cũng cho bạn biết phanh tay đang bật.
8. Ống dầu bị hỏng hoặc bị xẹp:
Ống dầu phanh bị xẹp hoặc gặp trục trặc (rách, lủng, rò rỉ,…) có thể dẫn đến việc kẹp phanh di chuyển không đồng đều.
- Điều này sẽ làm cho xe bị kéo sang một bên khi phanh.
- Nếu phanh bị kéo sang một bên, xe cần được kiểm tra và sửa chữa càng sớm càng tốt.
- Đôi khi áp suất chất lỏng lên bộ kẹp phanh sẽ không được giải phóng bởi ống dầu gặp vấn đề và sẽ luôn giữ kẹp phanh ép má phanh mà không nhả ra.
9. Phanh khẩn cấp, phanh tay:
Điều này có vẻ ngớ ngẩn nhưng nó xảy ra thường xuyên hơn bạn tưởng tượng. Bạn rất dễ quên nhả phanh khẩn cấp và điều này sẽ gây ra các vấn đề về hiệu suất cũng như làm hỏng hệ thống phanh.
- Nếu xe dường như đang tăng tốc chậm hoặc bạn nghe thấy tiếng kêu hoặc tiếng ồn, hãy kiểm tra để đảm bảo rằng phanh tay không được gài.
- Nếu dây cáp phanh tay bị kẹt sau khi phanh tay được kích hoạt và sau đó bạn cố gắng nhả ra thì có thể khiến xe hoàn toàn không thể di chuyển.
Tổng hợp
Bài viết liên quan:
- Top 8 loại đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô bật sáng, bạn không nên bỏ qua
- Nguyên nhân chân côn bị kẹt, cứng?
- Tổng hợp những nguyên nhân khiến xe khó chuyển số và cách kiểm tra, sửa chữa