(News.oto-hui.com) – Hư hỏng máy khởi động là một vấn đề thường gặp trong sửa chữa ô tô. Là một người Kỹ thuật viên, dù là sơ cấp, trung cấp hay cao cấp, chúng ta cần phải nắm rõ về cách kiểm tra và sửa chữa máy khởi động. Bài biết này sẽ hỗ trợ bạn làm việc đó.
I. Tháo rã máy khởi động:
1. Tháo động cơ điện máy khởi động:
2. Tháo rã công tắc từ máy khởi động:
3. Tháo bánh răng bendix:
II. Kiểm tra từng chi tiết máy khởi động:
1. Kiểm tra Rotor:
a. Kiểm tra chạm mạch các khung dây rotor:
Đặt rotor lên máy kiểm tra chạm mạch, đặt lưỡi cưa song song với lõi và quay rotor bằng tay. Nếu khung dây bị chạm mạch thì sẽ làm cho lưỡi cưa hút xuống.
Khung dây bị chạm là hiện tượng các lớp cách điện bị bong ra làm các khung dây chạm nhau. Điều này sẽ làm thành một mạch kín.
Trong một rotor, các khung dây được quấn ở rìa ngoài của rotor. Nhờ cấu tạo của máy kiểm tra, số đường sức đi vào lõi rotor bằng số đường sức đi ra. Do vậy trên các khung dây sinh ra sức điện động thuận và sức điện động ngược, tổng của chúng bằng không nên không có dòng điện đi qua khung.
Nếu có các khung bị chạm, một mạch kín hình thành làm mất trạng thái cân bằng, tạo dòng điện chạy qua khung. Từ trường của dòng này sẽ hút lưỡi cưa dính vào rotor.
b. Kiểm tra thông mạch cuộn rotor:
Chúng ta thực hiện phép đo điện trở lớp cách điện từ cổ góp đến lõi rotor.
c. Kiểm tra cổ góp:
Sử dụng thước kẹp để đo đường kính ngoài của cổ góp. Mài nhẵn bề mặt ngoài của cổ góp nếu có lồi lõm.
Để kiểm tra độ mòn cổ góp, ta đặt rotor lên khối chữ V, dùng tay quay rotor, đọc giá trị so kế.
d. Kiểm tra ổ bi
Dùng tay quay ổ bi, lắng nghe và cảm nhận tiếng kêu và sự đảo.
2. Kiểm tra stator máy khởi động:
a. Kiểm tra thông mạch cuộn Stator:
Ta dùng VOM kiểm tra thông mạch cuộn stator.
b. Kiểm tra cách điện Stator:
Ta đo cách điện của stator bằng cách đo điện trở từ chổi than đến vỏ máy khởi động.
c. Kiểm tra chổi than:
Ta sử dụng thước kẹp đo chiều dài dọc tâm chổi than. Thay mới chổi than nếu kết quả đo nhỏ hơn giới hạn. Kiểm tra các vị trí nứt, vỡ và thay thế nếu cần thiết.
d. Kiểm tra cách điện giá giữ chổi than:
Đo điện trở cách điện giữa chổi than dương và chổi than âm trên giá giữ chổi than
e. Kiểm tra lò xo của chổi than:
Nhìn bằng mắt kiểm tra lò xo không bị yếu hoặc rỉ sét.
f. Kiểm tra ly hợp:
Ta thục hiện kiểm tra bằng mắt xem bánh răng có bị hỏng hoặc mòn. Quay bằng tay để kiểm tra ly hợp chỉ quay theo một chiều.
3. Kiểm tra cuộn hút và cuộn giữ của máy khởi động:
a. Thử chế độ hút:
Công tắc từ còn tốt nếu bánh răng bendix bật ra khi dây 3 được nối.
b. Thử chế độ giữ:
Giữ nguyên tình trạng như khi thử chế độ hút. Công tắc từ còn tốt nếu bánh răng bendix còn giữ còn được đẩy ra ngoài khi tháo dây thử số 1.
III. Lắp ráp máy khởi động:
Vị trí các điểm bôi mỡ và bảng giá trị lực siết của máy khởi động:
IV. Kiểm tra điện áp máy khởi động:
1. Kiểm tra điện áp của accu:
Khi máy khởi động hoạt động, điện áp ở cực của accu giảm xuống do cường độ dòng điện ở trong mạch lớn. Thậm chí ngay cả khi điện áp accu bình thường trước khi động cơ khởi động, mà máy không thể khởi động bình thường trừ khi một lượng điện áp accu nhất định tồn tại khi máy khởi động bắt đầu làm việc.
Do đó cần phải đo điện áp cực của accu sau đây khi động cơ đang quay khởi động. Ta thực hiện theo trình tự các bước sau:
- Bật khoá điện đón vị trí START và tiến hành đo điện áp giữa các cực của accu.
- Điện áp tiêu chuẩn: 9.6 V hoặc cao hơn.
- Nếu điện áp đo được thấp hơn 9.6 V thì phải thay thế accu.
- Nếu máy khởi động không hoạt động hoặc quay chậm, thì trước hết phải kiểm tra xem accu có bình thường không.
- Thậm chí ngay cả khi điện áp ở cực của accu đo được là bình thường, thì nếu các cực của accu bị mòn hoặc rỉ cũng có thể làm cho việc khởi động khó khăn vì điện trở tăng lên làm giảm điện áp đặt vào motor khởi động khi bật khoá điện đón vị trí START.
2. Kiểm tra điện áp ở cực 30
Bật khoá điện đón vị trí START tiến hành đo điện áp giữa cực 30 và điểm tiếp mass.
Điện áp tiêu chuẩn: 8.0 V hoặc cao hơn Nếu điện áp thấp hơn 8.0 V, thì phải sửa chữa hoặc thay thế cáp của máy khởi động.
Vị trí và kiểu dáng của cực 30 có thể khác nhau tuỳ theo loại motor khởi động nên phải kiểm tra và xác định đúng cực này theo tài liệu hướng dẫn sửa chữa.
3. Kiểm tra điện áp cực 50:
Bật khoá điện đến vị trí START, tiến hành đo điện áp giữa cực 50 của máy khởi động với điểm tiếp mass.
Điện áp tiêu chuẩn 8.0 V hoặc cao hơn. Nếu điện áp thấp hơn 8.0 V phải kiểm tra cầu chì , khoá điện, công tắc khởi động số trung gian, relay máy khởi động, relay khởi động ly hợp,…ngay lúc đó. Tham khảo sơ đồ mạch điện, sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết hỏng hóc .
Máy khởi động của xe có công tắc khởi động ly hợp không hoạt động trừ khi bàn đạp ly hợp được đạp hết hành trình.
Trong các xe có hệ thống chống trộm, nếu hệ thống bị kích hoạt thì máy khởi động sẽ không hoạt động, vì relay của máy khởi động ở trạng thái ngắt ngay cả khi khoá điện ở vị trí START.
V. Tổng kết:
Bài viết trên đã đưa ra tổng quan về những kiểm tra cũng như sửa chữa máy khởi động trong ô tô. Không chỉ vậy, những hình ảnh cụ thể cũng sẽ giúp người đọc hình dung ra được rõ nét hơn cho từng bộ phận chi tiết và hạng mục của máy khởi động này.
Bài viết liên quan:
- Máy khởi động – Phân loại, nguyên lý hoạt động
- Dấu hiệu nhận biết rờ le máy khởi động bị hư hỏng
- Những điều cần lưu ý để tăng tuổi thọ máy khởi động