(News.oto-hui.com) – Tình hình chuỗi giá trị ngành ô tô Việt Nam tính đến năm 2019 ra sao? Mức độ tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô ra sao sau nhiều năm phát triển?
Bài viết liên quan:
- Những ôtô dẫn đầu doanh số ở mỗi phân khúc năm 2019
- Infographic – Toàn cảnh thị trường ô tô năm 2019
- Những điều đáng chú ý nhất của thị trường ô tô Việt Nam năm 2019
Theo báo cáo phân tích ngành ô tô Việt Nam của Asean Securities năm 2020, chúng ta sẽ có những góc nhìn tổng quan về chuỗi giá trị ngành ô tô Việt Nam.
Năng lực sản xuất của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam còn thấp.
Hiện nay, trong nước mới chỉ một vài nhà cung cấp có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. So với Thái Lan, số lượng nhà cung cấp của Việt Nam trong ngành công nghiệp ô tô vẫn còn rất ít. Thái Lan có gần 700 nhà cung cấp cấp 1, nhưng Việt Nam chỉ có chưa đến con số 100. Thái Lan có khoảng 1.700 nhà cung cấp cấp 2, 3, trong khi Việt Nam chỉ có chưa đến 150. Phụ tùng linh kiện ô tô hiện đang sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là các phụ tùng thâm dụng lao động, công nghệ giản đơn, như kính, săm,…
Việt Nam hưởng lợi rất ít trong chuỗi cung ứng và sản xuất của các hãng ôtô trong khu vực.
2018 là năm đầu tiên theo lộ trình, ôtô nhập khẩu có xuất xứ ASEAN có thuế suất nhập khẩu 0%, tuy nhiên với năng lực sản xuất của ngành ô tô Việt Nam, có thể thấy rằng Việt Nam được hưởng lợi rất ít trong chuỗi cung ứng và sản xuất của các hãng ôtô trong khu vực. Trong đó, các hãng đang có xu hướng thu hẹp sản xuất CKD (100% linh kiện được nhập khẩu) và chuyển sang 100% nhập khẩu xe nguyên chiếc từ nước khác. Hy vọng chỉ dừng ở hai hãng trưởng thành muộn là Kia và Huyndai của Hàn Quốc. Các hãng này cũng chỉ mới sản xuất và tiêu thụ ở thị trường Việt Nam.
Mức độ tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu thấp
Theo World Bank, mức độ tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu là khâu lắp ráp cuối cùng,
và là khâu có phần giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị. Không những thế, khi chuỗi giá trị toàn cầu tiến lên chuỗi giá trị 4.0 thì phần giá trị gia tăng trong khâu lắp ráp lại càng thu hẹp. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước, Hyundai Thành Công, Trường Hải và VinFast được kỳ vọng sẽ tạo tam giác cho sự phát triển của ngành sản xuất ôtô Việt Nam.