VNExpress

Những điều đáng chú ý nhất của thị trường ô tô Việt Nam năm 2019

Thị trường ô tô Việt Nam năm 2019 vừa trải qua đầy biến động. Nhiều điều bất ngờ đã xảy ra cùng sự gây cấn kéo dài đến tận phút chót vẫn chưa rõ kết quả, liệu hãng nào sẽ thành công nhất trong năm 2019. Sự hoán đổi ngôi vương liên tục với nhiều phân khúc, sự chuyển biến tốt của xe nhập khẩu hay chiến lược kinh doanh thay đổi khôn lường của các hãng xe đã khiến thị trường ô tô Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

Thị trường ô tô Việt Nam năm 2019 trải qua một năm đầy biến động.
Giảm giá, khuyến mãi đi kèm liên tục tại nhiều hãng xe

Tháng 1/2019, đây là thời điểm dịp Tết đến. Hầu hết các xe được lắp ráp và nhập khẩu trong nước đều thu hút khách hàng. Vốn đã gần kề Tết, khách hàng đổ xô đi mua xe rất nhiều. Chính vì thế, thị trường ô tô Việt Nam cung không đủ đáp ứng cho cầu.

Sau Tết, thị trường ô tô Việt Nam sụt giảm nhanh chóng. Giá cả xe lúc này đã được bình ổn, thậm chí còn giảm mạnh hơn. Lúc này, các đại lý đồng loạt lên kế hoạch kích cầu. Quá trình giảm này kéo dài đến gần hết năm 2019. Nếu có một hãng không giảm giá trong khi các hãng khác lại đồng loạt giảm thì hãng đó sẽ không thể cạnh tranh tốt trong thị trường. Sự giảm này là có chủ đích và hướng đến việc kích cầu. Sau dịp Tết năm 2019, thị trường ô tô Việt Nam đã có dấu hiệu hạ nhiệt.

Bên cạnh những hãng có doanh số bán cao như Mazda, Kia, Toyota, hay Hyundai từ lâu vốn không có truyền thống giảm giá thì nay phải giảm để cạnh tranh. Những hãng có doanh số thấp như Suzuki, Chevrolet hay Nissan giảm giá một cách chóng mặt để bù lại doanh số ít ỏi của mình.

Bước di chuyển khôn ngoan của các hãng về xe nhập khẩu

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường ô tô Việt Nam trước dịp Tết Nguyên Đán năm 2019, nhiều ô tô được nhập khẩu nhập vào với số lượng lớn. Tính đến tháng 11/2019, lượng xe nhập khẩu đã tăng cao (gần gấp đôi) về số lượng xe so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, số lượng xe lắp ráp và nhập khẩu không còn chênh lệch lớn về số lượng như năm ngoái, dần cân bằng hơn. Mitsubishi Xpander, Honda CR-V, Ford Ranger là ba cái tên khiến các hãng đạt được doanh số cao nhất.

Một lô xe Subaru nhập khẩu Thái Lan xếp hàng dài tại cảng Hải Phòng.
Rào cản miễn thuế tiêu thụ đặc biệt – Sự tận dụng các chính sách nhà nước của các hãng xe

Chính phủ ưu tiên và thúc đẩy ngành sản xuất, lắp ráp trong nước. Theo nghị định 116, chính phủ đã kiểm soát chặt chẽ hơn về số lượng xe nhập khẩu cùng với việc ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện 0% theo theo nghị định 125. Tuy nhiên, miễn thuế Tiêu thụ đặc biệt cho phần giá trị sản xuất trong nước, bãi bỏ điều kiện về sản lượng đang là rào cản đối với các hãng.

Với sự ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện 0%, nhiều hãng đã có chiến lược áp dụng hiệu quả. Số lượng xe nhập khẩu ngày một tăng lên. Nhưng các hãng luôn dè chừng bởi các chính sách, áp lực về doanh số bị chi phối bởi nhiều yếu tố khiến nhiều hãng phải thay đổi chiến lược kinh doanh.

Một công nhân đang lắp ráp xe tại nhà máy Hyundai Ninh Bình.

Toyota và Mitsubishi là hai hãng đã phải chuyển đổi chiến lược kinh doanh của mình. Với Toyota, hãng có thị phần lớn nhất ở mảng xe con, cho biết đã quay lại lắp ráp dòng xe Fortuner, đồng thời chuyển Camry sang nhập khẩu. Xpander, “đứa con cưng” đứng đầu doanh số của Mitsubishi sẽ được lắp ráp tại Việt Nam trong năm 2020.

Với việc khai tử dòng xe Fiesta, Focus, Ford có dấu hiệu gia nhập phân khúc Crossover bằng việc đẩy mạnh lắp ráp dòng xe Escape vào năm 2020. Dẫn đầu về doanh thu của Honda không xe nào khác ngoài CR-V, dòng xe này sẽ được lắp ráp tại Việt Nam (được biết CR-V nhập khẩu từ Thái Lan).

Miễn thuế nhập khẩu linh kiện cho xe điện lắp ráp trong nước nếu đáp ứng tiêu chuẩn khí thải và sản lượng. Mở đường cho các sự phát triển nguồn nhiên liệu xanh ở Việt Nam, Bộ Tài Chính đã đề xuất miễn thuế nhập khẩu linh kiện cho xe điện lắp ráp trong nước nếu các hãng xe đáp ứng đủ các tiêu chuẩn khí thải và sản lượng. Đây là điều mà các nước láng giềng Thái Lan, Malaysia đã đi trước trong nhiều năm.

“Cú hích” về doanh số và sự đổi ngôi vương liên tục

Nhiều năm ngự trị trên đỉnh cao quá lâu, Mazda CX-5, Ford EcoSport và Toyota Innova đã dần bị đánh bật bởi các đối thủ mới, nặng kí hơn. Dự đoán năm 2020 sẽ là cuộc đua đầy gây cấn và khốc liệt của các hãng khi đã điều chỉnh chiến lược hợp lí và rút kinh nghiệm qua từng năm.

Honda CR-V có sự bứt phá khá tốt vào đầu năm 2019. Đứng trước hai lựa chọn, khai báo và thông quan sau 2018 để hưởng thuế nhập khẩu 0% hay hoàn tất sớm để có xe bán Tết dù thuế 30%. Có hai sự chọn được đặt ra cho Honda nếu muốn bán được xe trong Tết năm 2019. Một là phải chọn hưởng thuế nhập khẩu 0% sau Tết hoặc nhập trước Tết chịu thuế đến 30%. Thế nhưng, Honda đã không chọn phương án hai, một bước đi khôn ngoan khi sau Tết thì số lượng xe nhập đã rất khan hiếm. Do đó, nhờ chiến thuật hợp lí Honda CR-V đã đánh bật được Mazda CX-5 và luôn giữ được doanh số bán ổn định cho đến hết năm 2019.

CR-V là mẫu xe bán chạy nhất của Honda năm 2019.

Xpander, chú ngựa ô nước rút ngoạn mục, vốn là xe nhập khẩu từ Indonesia nhưng lại có một năm quá hoàn hảo khi liên tục soán ngôi các “ông lớn” khác. Xpander đã giữ ngôi vương liên tiếp trong 4 tháng gần cuối năm 2019, trở thành mẫu xe bán chạy thứ hai thị trường sau Toyota Vios. Mặc dù, Innova là “ông trùm” của phân khúc MPV dưới một tỷ nhưng dường như vẫn không thể vượt mặc được Xpander dù đã cộng thêm doanh số bán của Avanza, Rush.

Mitsubishi Xpander, Ngựa ô nước rút thành công.

Dù Honda CR-V hay Mitsubishi Xpander đều tạo nên một cuộc đua đầy bất ngờ, thế nhưng Hyundai Kona lại không cần phải tốn nhiều sức như vậy. Thị hiếu của người Việt Nam có vẻ đã bắt đầu ưa chuộng hơn với thị trường ô tô Hàn Quốc này, Hyundai Kona đã vượt lên dẫn trước EcoSport trong một quảng thời gian khá dài.

Cuộc chiến dai dẳng giữa Hyundai Kona và Ford EcoSport.
Sau một năm ra mắt, Vinfast đã có tiến triển ra sao?

2019 là thời điểm các mẫu xe như Lux A2.0, SA2.0, VinFast Fadil giao những lô hàng đầu tiên đến tay đến khách hàng. Vinfast có những dự định cho riêng mình, cam kết số lượng xe cho thị trường trong nước và xuất khẩu xe ra các nước khác.

Vinfast Lux A2.0

Trong bối cảnh thị trường ô tô Việt Nam đang tụt giảm giá rất nhiều, VinFast tăng giá các sản phẩm theo kế hoạch đề ra hàng chục triệu đồng. Vào tháng 9/2019, Vinfast đã thay đổi cách thức bán xe mới cho người mua, hãng không còn cung cấp các tùy chọn option trên hai mẫu xe Lux A và SA. Hãng sẽ đảm bảo giữ vững ba phiên bản: tiêu chuẩn, nâng cao và cao cấp. Nhiều khách hàng cảm thấy bị thiệt thòi so với những người mua trước. Tháng 11, Vinfast đã đồng loạt giảm giá mạnh các dòng xe, ưu đãi lớn và chấp nhận bán lỗ. Mục tiêu năm 2020, Vinfast sẽ ra mắt tại thị trường khó tính ở Mỹ.

Ưu đãi phí trước bạ không còn được áp dụng trên xe bán tải

Xe bán tải không còn được ưu đãi như trước. Kể từ ngày 10/4/2019, khi Nghị định 20/2019 được thực hiện, áp dụng cách tính phí trước bạ xe bán tải bằng 60% mức thu xe con. Do đó mức phí tăng lên gấp ba lần so với mức trước đó (2%). Chính vì thế, người tiêu dùng Việt phải tốn thêm hàng chục triệu để có thể đăng kí xe.

Chất lượng xe khiến người tiêu dùng lo lắng và bất an

Bên cạnh những cuộc triệu hồi với các dòng xe như Toyota Vios, Ford Ranger, Mitsubishi Xpander, trường hợp của Honda CR-V, Nissan X-Trail khiến người tiêu dùng chưa thỏa mãn về cách giải thích của hãng.

Cụ thể, ở tháng 4/2019, rất nhiều khách hàng sử dụng xe Nissan X-Trail đời 2017-2018 phàn nàn rằng có vết dầu loang gỉ dưới gầm xe, ở vị trí đầu hộp số tiếp giáp với động cơ. Nissan đã có động thái trả lời không mấy rõ ràng, hãng bảo rằng đấy là dầu chống gỉ hộp số (không phải là dầu từ động cơ hoặc hộp số). Đây được xem là thiết kế có chủ ý của hãng, và khẳng định sẽ không có gì bất ổn đến khả năng vận hành của xe.

Lỗi loang gỉ dầu ở Nissan X-Trail 2017-2018.

Honda CR-V cũng gặp phải tình trạng phàn nàn rất nhiều của khách hàng liên quan đến chất lượng xe. Cụ thể, khi sử dụng hệ thống Cruise Control, người lái phản ánh rằng có hiện tượng phan bị cứng khi sử dụng hệ thống này.

Sự cố cứng phanh ở CR-V được biết đến bởi một khách hàng ở Quảng Trị.

Honda cho rằng đó không phải là lỗi thiết kế. Nguyên nhân được hãng khẳng định với khách hàng là do đạp chân phanh liên tục khiến phanh bị cứng, hành trình của bàn đạp phanh bị thay đổi liên tục, và các cảm biến hỗ trợ bị ảnh hưởng. Khi hệ thống trợ lực phanh bị mất tác dụng, người lái sẽ cảm thấy cứng khi đạp phanh là điều đương nhiên. Để giải quyết hiện tượng này, Honda khuyến cáo khách hàng nếu gặp phải tình trạng trên, vui lòng đến các đại lí để cập nhật phần mềm ECU.

Thị trường ô tô Việt Nam năm 2019 thu hút mạnh các hãng siêu xe

Được biết trong năm 2019 vừa qua, đã có ba hãng siêu xe thông báo chính thức về việc mở showroom tại Việt Nam. Mặc dù thị trường ô tô Việt Nam còn khá nhỏ, nhưng sự tăng trưởng doanh số tiêu thụ lại rất cao ở khu vực Đông Nam Á .

Ba trong số đó là Aston Martin, một thương hiệu xe nổi tiếng của Anh Quốc đã đến Việt Nam và mở bán lần đầu từ tháng 3/2019. Hãng siêu xe Ferrari đã quá nổi tiếng trên toàn thế giới cũng có động thái rõ ràng hơn, hãng cho biết đã bắt bán xe đã qua sử dụng kể từ tháng 10/2019 tại Việt Nam. Hồi đầu tháng 12/2019, Mike Flewitt (CEO McLaren) bất ngờ tuyên bố sẽ mở Showroom chính thức tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Aston Martin mở Showroom tại Việt Nam.

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác