THANH NAM (Lược dịch)

Thay thế má phanh như thế nào mới đúng ?

(News.oto-hui.com) – Thay thế má phanh là công đoạn quan trọng trong quá trình bảo dưỡng hệ thống phanh. Nếu không được thay thế đúng cách có thể dẫn đến hư hỏng.

Hệ thống phanh trên xe hơi rất nhạy cảm với các yếu tố như rỉ xét và ăn mòn. Nếu rỉ xét và ăn mòn xảy ra trên những khu vực quan trọng như bề mặt má phanh hay đĩa phanh thì đều có thể khiến hệ thống phanh gặp vấn đề.

Quy tắc an toàn thay thế má phanh trên các xe đời mới:

Các dòng xe đời mới đều được trang bị hệ thống phanh chống bó cứng (ABS) với khả năng cung cấp lực phanh thường trực trước khi bạn đạp phanh (Giảm thời gian phản ứng khi phanh) hay là có khả năng phanh tự động khi va chạm.

Nếu bạn thay thế má phanh trên những kiểu xe như vậy, hệ thống phanh phải được tắt trước khi thực hiện thay thế, nếu không hệ thống vẫn có thể hoạt động khiến cho piston phanh di chuyển ra ngoài. Điều này có thể khiến tay bạn bị thương hoặc piston sẽ tự động rơi ra ngoài cùm phanh nếu má phanh đã được tháo.

Hệ thống phanh chống bó cứng cần được tắt bằng cách tháo cầu chì tổng của hệ thống ABS. Ngắt các cọc bình ắc quy cũng được nhưng có thể gây mất bộ nhớ của ECU động cơ.

Quy trình cơ bản để thay thế má phanh:

Bước 1: Đậu xe trên nền phẳng, kéo phanh tay và chuyển số về vị trí P. Sau đó nới lỏng các bu-lông bánh xe trong khi trọng lượng còn đang đặt lên các bánh xe. Đừng tháo các bu-lông ra ngoài ngay.

Bước 2: Nâng xe lên với con đội thủy lực cho đến khi bánh xe cao khỏi mặt đất. Kê bên dưới xe bằng con đội chết.

Bước 3: Tháo hết các bu-lông bánh xe và tháo bánh xe ra khỏi moay ơ.

Bước 4: Xác định xem cách mà cùm phanh được cố định như thế nào. Có thể nó được cố định bằng chốt hoặc bu-lông. Bạn có thể tháo một chốt hoặc bu-lông và xoay cùm phanh ra để thay thế má phanh, nhưng cũng có xe phải tháo cả 2 bu-lông mới có thể thay má phanh.

Bước 5: Tháo các má phanh trong và ngoài. Chú ý giữ lại các miếng kẹp hoặc đệm má phanh để sử dụng tiếp.

Bước 6: Kiểm tra cùm phanh xem có bị rò rỉ dầu phanh không, chụp bụi piston có bị hư hỏng không. Nếu có bạn cần thay thế các chi tiết này.

Bước 7: Sử dụng cảo đẩy piston trên cùm phanh vào trong để có đủ chỗ trống cho các má phanh mới. Bạn cũng nên hút bớt dầu phanh trong bình chứa trên xilanh chính để dầu phanh không tràn ra ngoài khi piston bị đẩy vào trong.

Bước 8: Lắp các má phanh vào cùm phanh. Chú ý nhớ lắp các miệng đệm để giữ má phanh cố định, bạn cũng có thể bôi một lớp mỡ bôi trơn ở mặt sau má phanh để giảm độ ồn khi phanh.

Bước 9: Bôi trơn các bu-lông của cùm phanh, hoặc chốt. Xiết các bu-lông với lực phù hợp với thông số nhà sản xuất. Nếu các bu-lông này bị hư hỏng thì không nên sử dụng lại.

Bước 10: Lắp moay ơ và bánh xe vào vị trí. Xiết sơ các bu-lông bánh xe trước khi hạ đội và xiết chặt lại một lần nữa khi các bánh xe đã chạm đất.

Bước 11: Khởi động động cơ và nhồi phanh một vài lần cho đến khi bàn đạp phanh có cảm giác nặng. Không nên lái xe khi bạn chưa nhồi phanh để hệ thống phanh hết không khí. Sau khi bạn đã nhồi phanh thì có thể lái xe và thử hoạt động của hệ thống phanh.

Video hướng dẫn thay thế má phanh:

Như vậy, với những bước cơ bản để thay thế má phanh bạn có thể tự mình thay thế má phanh đúng cách cho xế yêu. Nếu bạn có gì thắc mắc hãy để lại bình luận ở ô bên dưới.

Theo aa1car


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác