(News.oto-hui.com) – Một trong những nỗi lo lớn nhất mà có thể cả các “tài già” cũng phải bó tay là xe bị “nằm đường” vì những sự cố bên trong liên quan đến động cơ. Có những nguyên nhân chủ quan và cũng có những nguyên nhân khách quan.
1. Hãy xem xét chiếc xe của bạn trước khi đưa nó đến gara.
Xe ôtô hiện đại (sản xuất giữa thế kỉ 19 và mới hơn) có hệ thống đánh lửa và nhiên liệu hầu như được điều khiển bởi máy tính, và sẽ rất khó để bạn có thể tự điều chỉnh. Vì vậy bạn nên đưa xe tới gara để kiểm tra và sửa chữa.
2. Kiểm tra trên bảng đồng hồ taplô xem có đèn cảnh báo nào bật sáng không.
Khi có những vấn đề xảy ra với hệ thống đánh lửa và hệ thống nhiên liệu cũng như các hệ thống điều khiển khác của động cơ sẽ làm xuất hiện mã lỗi và có thể đèn “Kiểm tra động cơ” (Check engine) hoặc đèn “yêu cầu bảo trì” (Maintenance required) bật sáng. Khi đó bạn nên mang xe đến gara để kiểm tra bằng máy chẩn đoán.
3. Xe bị chết máy thường là do hệ thống điện hoặc hệ thống nhiên liệu.
Động cơ bị chết máy là vì hỗn hợp hòa khí không được đốt cháy trong xilanh. Điều này cũng có thể xảy ra khi không có đủ nhiên liệu hoặc điện áp không đủ để đánh lửa. Đối với động cơ sử dụng bộ chế hòa khí, nếu hòa khí quá đậm đi vào trong xilanh thì sẽ gây ra hiện tượng ngợp xăng.
4. Xe bị chết máy khi lái xe lên xuống đèo.
Khi xe lên và xuống đèo mà bị chết máy hoặc khi thấy công suất động cơ giảm sút thì có thể bị nghẹt bộ lọc nhiên liệu và cần được thay thế.
5. Xe bị rung giật hoặc chết máy khi ở chế độ không tải.
Nếu xe của bạn sử dụng bộ chia điện bạn cần đặt lại góc đánh lửa sớm. Nếu xe sử dụng kim phun nhiên liệu điện tử thì bạn có thể kiểm tra hoạt động của kim bằng cách nghe tiếng nhảy kim. Bạn cũng cần kiểm tra tín hiệu điều khiển kim từ ECU và IC đánh lửa.
6. Kiểm tra và thay thế các thành phần của bộ chia điện.
Nếu xe bạn có sử dụng bộ chia điện, thì sau một thời gian sử dụng các chi tiết như dây cao áp, roto, tiếp điểm, nắp delco… có thể bị mòn, lão hóa và làm giảm hiệu suất đánh lửa hoặc làm động cơ không nổ.
7. Nếu động cơ vẫn chạy khi đã tắt chìa khóa, điều đó có nghĩa là động cơ xe bạn đang sử dụng bộ chế hòa khí và đang điều chỉnh cầm chừng quá cao.
Hiện tượng tự cháy (Dieseling) là khi bạn tắt chìa khóa xe, mà động cơ vẫn tiếp tục chạy khoảng vài giây hoặc lâu hơn trước khi dừng hẳn.
Đối với động cơ dùng kim phun điện tử, không có bộ chế hòa khí thì không xảy ra hiện tượng trên. Vì khi tắt chìa khóa thì hệ thống nhiên liệu và đánh lửa cũng bị ngắt.
8. Đôi khi xe bị chết máy do hiện tượng “Ngạt hơi”, hiện tượng này xảy ra khi đường ống cấp xăng cho động cơ quá nóng và làm cho nhiên liệu trong ống hóa hơi.
Bơm nhiên liệu được thiết kế để bơm nhiên liệu lỏng không phải ở dạng hơi vì thế khi nhiên liệu hóa hơi, bơm không thể cung cấp đủ nhiên liệu cho động cơ và làm cho xe bị chết máy.
Tuy nhiên, lỗ thông hơi bình nhiên liệu bị kẹt cũng có thể làm xe bị chết máy. Đây là những vấn đề thường xảy ra với động cơ sử dụng bộ chế hòa khí. Đối với động cơ có kim phun điện tử thì điều này rất ít khi xảy ra.
Thử mở nắp bình xăng, nếu bạn nghe thấy tiếng kêu như khi mở lon nước ngọt thì có thể bình xăng không được thông hơi. Điều này thường gặp trên những xe cũ. Hãy kiểm tra lỗ thông hơi trên bình nhiên liệu.
Thanh Nam