(News.oot-hui.com) – Có bao giờ bác thắc mắc “Liệu có thể lắp lẫn hai má phanh trong phanh tang trống không?”. Mời bác hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết này thông qua việc nhắc lại những kiến thức về cơ cấu phanh tang trống nhé!
Nhắc lại những kiến thức về cơ cấu phanh tang trống
Như chúng ta đã biết, trên ô tô trang bị phổ biến với hai loại phanh là phanh đĩa và phanh tang trống. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phanh tang trống được miêu tả như hình bên dưới:
Việc phân loại phanh tang trống thường dựa trên cơ cấu công tác của phanh.
Với phanh tang trống nảy sinh khái niệm má xiết và má nhả
Do đặc điểm của phanh tang trống mà khi phanh xe, giữa má phanh và trống phanh sinh ra lực ma sát. Nhờ ma sát mà chuyển động năng của xe thành nhiệt năng giúp dừng chiếc xe của chúng ta lại. Tuy nhiên chính ma sát lại tạo ra hiện tượng sau:
- Nếu xu hướng xiết gắn chặt má phanh và trống phanh => Gọi là má xiết (guốc dẫn)
- Nếu xu hướng đẩy má phanh và trống phanh ra khỏi nhau => Gọi là má nhả (guốc kéo)
Điều này thường gặp nhất với kiểu Simplex dùng một xylanh thủy lực như hình sau:
Xét chiều quay bánh xe ngược chiều kim đồng hồ. Hai mũi tên màu xanh chính là sự tượng trưng một cách tương đối cho xu hướng của lực ma sát. Do dùng xy lanh thủy lực nên áp lực ở hai bên piston đều là pi. Với tác động ma sát thì để thích ứng được, piston bên trái sẽ di chuyển sang trái một hành trình dài hơn hành trình của piston bên phải sang phải. Khi đó chúng sẽ cân bằng các lực.
Việc xiết như vậy, má phanh bên trái sẽ nhanh mòn hơn má bên phải. Nhằm mục đích thuận tiện khi thay thế cùng lúc cả hai má thì người ta sẽ làm má trái dài hơn (góc ôm lớn hơn) má phải.
Kiểu cơ cấu tang trống tự cường hóa rất đặc biệt!
Thanh O1O2 có thể di chuyển tự do theo chiều dọc trục. Tự cường hóa là gì? Tức với cùng một lực dẫn động thì cơ cầu này sinh ra momen phanh lớn hơn các cơ cấu khác.
Xét các lực P, R và U:
- Lực R là phản lực của trống phanh tác dụng lên má phanh.
- Lực P là lực dẫn động công tác
- Lực U là phản lực của các thanh nối và chốt cố định tới má phanh
Cụ thể ở đây sau khi cân bằng lực, cơ cấu này tự sinh ra trong mình thêm một lực U3. Chính U3 này “khắc chế” được hiện tượng má nhả như chúng ta đã đề cập phía trên. Với R2 > R1 thì ta cũng giải pháp thiết kế là làm má phải dài hơn (góc ôm lớn hơn) má trái.
Vậy có loại phanh tang trống nào hai má phanh bằng nhau không?
Câu trả lời là có!. Đây là một ví dụ. Cũng là kiểu Simplex nhưng dùng cam quay.
Có thể giải thích đơn giản như sau, do cam xoay là vật rắn cố định nên tại chốt cố định sinh ra một phản lực chống lại việc lực ma sát đẩy má phải khỏi trống phanh. Từ đó không sinh ra hiện tượng má xiết, má nhả. Chính vấu cam hai bên của cam đã ép hai má phanh tiếp xúc với trống phanh như nhau. Với hai má có áp lực lên trống phanh bằng nhau, dĩ nhiên mòn sẽ như nhau. Vậy chỉ phải làm 2 má giống hệt nhau thôi.
Tóm lại câu trả lời của “Liệu có thể lắp lẫn hai má phanh trong phanh tang trống không?” là gì?
Mới phân tích đại diện 3 loại phanh tang trống mà chúng ta đã thấy 3 cách thiết kế má phanh khác nhau rồi. Vì vậy câu trả lời ở đây là tùy vào trường hợp cụ thể. Có loại có thể lắp lẫn nhưng có loại thì không được.
Nếu lắp sai có thể dẫn tới:
- Hai má phanh mòn không đều nhau.
- Ảnh hưởng làm giảm momen phanh rất nguy hiểm.
- Dễ gây hiện tượng tự xiết (không tác dụng bàn đạp nhưng bỗng dưng xe bị phanh lại)
- Liên quan đến phanh tay (phanh dự phòng).
- …
Lời khuyên:
Khi thay thế má phanh, chúng ta cần quan sát ghi chú lại hình ảnh các má phanh trước khi tháo ra để thay. Xem chúng giống nhau hay có “cái dài cái ngắn”. Hoặc để chắc chắn hoặc bác quên không để ý điều này thì hãy xem tài liệu hướng dẫn sữa chữa của hãng nhé!
Bác có quan điểm về bài viết phân tích này? Hãy để lại ý kiến ngay bên dưới phần bình luận nhé!
Hình ảnh: Tính toán thiết kế ô tô – Nguyễn Trọng Hoan
Bài viết liên quan:
- Nguyên lý hoạt động của phanh tang trống
- So sánh phanh tay cơ khí và phanh tay điện tử
- Tìm hiểu về phanh đĩa và phanh tang trống