Bugi trên xe ô tô là chi tiết quan trọng trong hệ thống đánh lửa của động cơ xăng. Nó cung cấp tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí được nén ở áp suất cao để sinh công suất cho động cơ.
Cấu tạo cơ bản của một bugi bao gồm: Cực mát hay điện cực bìa (cực được uốn cong), điện cực trung tâm (cực đánh lửa), khe hở đánh lửa giữa cực mát và cực trung tâm là 0,9 mm (đối với hệ thống đánh lửa tiếp điểm) và 2,03 mm (với hệ thống đánh lửa điện tử), sứ cách điện, phần vỏ kim loại, đầu tiếp xúc với dây cao áp,…
Cấu tạo của bugi đánh lửa
Điện áp của dòng điện phải lớn và nằm trong khoảng từ 40.000-100.000V để có thể phóng qua khe hở giữa hai điện cực và tạo ra tia lửa điện. Bugi hư hỏng hay đặc biệt là khi bugi ướt do bị dính dầu động cơ sẽ khiến công suất động cơ giảm sút.
Bugi ướt và có màu đen
Đây là dấu hiệu cho biết dầu đã lọt vào xi lanh, bị đốt tạo thành muội than bám trên bugi và dầu bám vào bugi làm bugi ướt. Nguyên nhân dầu lọt vào xi lanh có thể do hở xupap, hở xec-măng hoặc thành xilanh bị mài mòn.
+ Trong trường hợp xe bạn ra khói trắng và có mùi khét, cần phải nhanh chóng sửa chữa (làm máy) để không gây sự cố hư hỏng thêm khi xe hoạt động (bó máy khi hết dầu bôi trơn).
Xéc măng dầu bị mòn khiến nhớt đi lên buồng đốt
Lòng xilanh bị mòn cũng khiến nhớt lọt lên buồng đốt
Cách tốt nhất là bạn nên mang xe tới garage để kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. Có thể bạn sẽ cần thay thế ron làm kín nắp đậy trục cam, vòng làm kín bugi hay nặng hơn là thay thế các chi tiết như phốt ghít xupap, xéc măng hoặc làm lại xilanh. Chi phí cho các sửa chữa này cũng sẽ không cao hơn những sửa chữa thông thường.
Động cơ sau khi được đại tu
Nguồn: thoughtco