DIỄM HẰNG (Lược dịch)

Hệ thống đánh lửa trên ô tô hoạt động như thế nào?

(News.oto-hui.com) – Thường xuyên sử dụng ô tô để đi lại nhưng có bao giờ bạn thắc mắc hệ thống đánh lửa trên ô tô hoạt động như thế nào chưa? Mặc dù bộ phận này đã được cải tiến nhiều qua thời gian nhưng về cơ bản nó vẫn có nguyên lý hoạt động giống như ban đầu.

Hệ thống đánh lửa trên ô tô hoạt động như thế nào?

1. Mục đích

Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ chính là tạo ra tia lửa để đốt cháy hỗn hợp hòa khí nhằm tạo ra năng lượng giúp xe chuyển động. Để làm được điều đó, hệ thống đánh lửa phải biến dòng điện một chiều có điện áp thấp từ ắc quy thành dòng điện cao áp đủ để tạo ra tia lửa điện ở bugi và đốt cháy hòa khí vào đúng thời điểm theo thứ tự nổ của từng xilanh.

2. Động cơ đốt trong

Xe chuyển động được là nhờ năng lượng được sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu bên trong xilanh thông qua bốn giai đoạn nạp, nén, nổ, xả. Trong suốt quá trình này, piston sẽ di chuyển lên xuống dọc theo xilanh, chuyển động này sẽ làm quay trục khuỷu trước khi qua hệ thống truyền lực để đến các bánh xe.

Động cơ đốt trong đòi hỏi thời điểm sinh ra tia lửa điện phải hoàn hảo để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hòa khí. Và hệ thống đánh lửa đảm nhận nhiệm vụ lựa chọn thời điểm thích hợp để tạo ra tia lửa điện ở bugi.

3. Bôbin

Bôbin là chi tiết hoạt động như một biến thế. Điện thế cao được sinh ra do cảm ứng giữa hai cuộn dây. Một cuộn có ít vòng được gọi là cuộn sơ cấp, cuốn xung quanh cuộn sơ cấp nhưng nhiều vòng hơn là cuộn thứ cấp. Cuộn thứ cấp có số vòng lớn gấp hàng trăm lần cuộn sơ cấp.

Dòng điện từ nguồn điện chạy qua cuộn sơ cấp của bôbin, đột ngột dòng điện bị ngắt đi tại thời điểm đánh lửa do má vít (đang đóng kín mạch điện thì đột ngột mở ra). Khi dòng điện ở cuộn sơ cấp bị ngắt đi, từ trường do cuộn sơ cấp sinh ra giảm đột ngột. Theo nguyên tắc cảm ứng điện từ, cuộn thứ cấp sinh ra một dòng điện để chống lại sự thay đổi từ trường đó. Do số vòng của cuộn thứ cấp lớn gấp rất nhiều lần số vòng dây cuộn sơ cấp nên dòng điện ở cuộn thứ cấp có điện áp rất lớn (có thể đến 100.000 V). Dòng điện cao áp này được bộ chia điện đưa đến bugi qua dây cao áp.

5. Bộ chia điện

Bộ chia điện có một số chức năng như sau: nó chia nguồn điện cao áp từ bôbin đến các xi lanh. Điều này được thực hiện bởi trục bộ chia điện và con quay gắn ở đầu. Cuộn thứ cấp của bôbin được kết nối với con quay, nắp bộ chia điện có các đầu nối với các dây cao áp đến các xi lanh. Khi con quay quay vòng tròn nó sẽ chia nguồn điện cao áp cho các xi lanh theo một thứ tự nhất định.

Hai bộ phận này cần được thay thế định kỳ, vì nếu có bất kỳ sai sót nhỏ nào xảy ra cũng có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng. Hầu hết các hệ thống đánh lửa đều hoạt động giống như trên nhưng các xe đời mới hiện nay lại sử dụng hệ thống đánh lửa điện tử và bộ chia điện không được sử dụng nữa. Hệ thống đánh lửa điện tử sử dụng thông tin từ các cảm biến và sau đó ECU động cơ sẽ điều khiển thời điểm đánh lửa theo hoạt động của động cơ.

Điều này có hai ưu điểm so với hệ thống đánh lửa cũ: thứ nhất, nó có ít bộ phận chuyển động hơn, do đó không cần bảo dưỡng hay thay thế thường xuyên. Thứ hai, nó tạo ra tia lửa điện vào thời điểm chính xác hơn, giúp động cơ hoạt động tối ưu hơn.

Nguồn: doityourself


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác