THANH NAM (Lược dịch)

Cảm biến kích nổ hoạt động như thế nào ?

(News.oto-hui.com) – Cảm biến kích nổ là một trong những cảm biến quan trọng trên động cơ. Hầu hết các động cơ ngày nay đều được trang bị cảm biến kích nổ hay cảm biến tiếng gõ KNK (Knock Sensor). 

Cảm biến kích nổ thường được lắp trên thân máy, nắp máy hoặc trên cổ góp hút. Cảm biến này có nhiệm vụ cảm nhận và phát hiện các rung động do hiện tượng kích nổ gây ra. ECU động cơ sử dụng tín hiệu từ cảm biến này để điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa và ngăn chặn hiện tượng kích nổ.

Cảm biến kích nổ hoạt động như thế nào ?
Cảm biến kích nổ hoạt động như thế nào ?
1. Hiện tượng kích nổ:

– Hiện tượng kích nổ có thể hiểu là khi cuối kỳ nén của động cơ, khi bu-gi bật tia lửa điện để bắt đầu quá trình cháy tạo ra một màng lửa lan truyền theo tất cả các hướng trong buồng đốt từ điểm giữa hai điện cực bu-gi làm gia tăng nhiệt độ và áp suất bên trong buồng đốt động cơ một cách nhanh chóng. Cùng lúc này, một hoặc vài màng lửa khác cũng có thể xuất hiện tại các điểm khác trong buồng đốt và lan truyền song song với màng lửa do bu-gi tạo ra. Khi các màng lửa nói trên va đập với nhau sẽ tạo ra các sóng xung kích tần số rất cao khiến cho áp suất trong buồng đốt tăng cao đột ngột. Mặt khác khi các sóng xung kích này công hưởng với nhau sẽ tạo nên sóng xung kích với tần số vô cùng lớn. Kết quả của các sóng xung kích này là âm thanh như tiếng gõ kim loại (knocking sound) xuất hiện trong động cơ. Đồng thời nhiệt độ bên trong buồng đốt cũng bị tăng cao một cách bất thường.

– Nguyên nhân:

  • Có thể là do nhiệt độ của buồng đốt quá cao nên khiến một bộ phận hòa khí bắt cháy trước khi bugi đánh lửa. Quá trình cháy này sẽ tạo ra một lượng áp suất lớn và va đập với lượng áp suất tạo ra do bugi đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu. Từ đó tạo nên những rung động va đập lên thành xilanh và gây hư hỏng các chi tiết như piston.
2. Cấu tạo cảm biến kích nổ:

– Cảm biến kích nổ thường được chế tạo bằng vật liệu áp điện. Thành phần áp điện trong cảm biến kích nổ được chế tạo bằng tinh thể thạch anh, là vật liệu khi có áp lực sẽ sinh ra điện áp.

Cấu tạo cảm biến kích nổ
3. Nguyên lí hoạt động của cảm biến kích nổ:

– Phần tử áp điện được thiết kế có kích thước với tần số riêng trùng với tần số rung của động cơ khi có hiện tượng kích nổ để xảy ra hiệu ứng cộng hưởng (tần số f = 7KHz). Như vậy, khi có kích nổ, tinh thể thạch anh sẽ chịu áp lực lớn nhất và sinh ra một điện áp.

– Tín hiệu điện áp này có giá trị nhỏ hơn 2,4V. Nhờ tín hiệu này, ECU động cơ nhận biết hiện tượng kích nổ và điều chỉnh giảm góc đánh lửa cho đến khi không còn kích nổ. ECU động cơ có thể điều chỉnh thời điểm đánh lửa sớm trở lại.

Đồ thị biểu diễn tần số kích nổ
Mạch điện cảm biến kích nổ

Nguồn: freeasestudyguide


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn