Đoàn Dũng - VNExpress

Cách trị nấm mốc bám bẩn trong ôtô lâu ngày không sử dụng?

(News.oto-hui.com) – Dịch Covid-19 bùng phát, nhiều ô tô không được phép ‘ra đường’. Tình trạng xe để lâu ngày không sử dụng tạo điều kiện cho các loại nấm mốc vi khuẩn xâm hại gây hư hỏng nội thất xe. Dưới đây là cách trị nấm mốc bám bẩn trong ô tô lâu ngày không sử dụng đến.

Các xe để lâu ngày không sử dụng, đặc biệt ở nơi thời tiết có độ ẩm cao hoặc giao mùa có thể gây ra nấm mốc bên trong xe, ở các bề mặt có chất liệu bằng da, đặc biệt các vị trí ghế (da), vô-lăng hay táp-lô. Ngoài lý do độ ẩm cao, nấm cũng có thể sinh ra do mồ hôi của tài xế hoặc thức ăn, nước uống vương vãi trên xe không được làm sạch trước khi đỗ lâu ngày.

Việc để nấm, mốc phát triển trong xe ngoài ảnh hưởng về sức khỏe, nội thất xe cũng có thể bị xuống cấp do ăn mòn và để lại mùi khó chịu.

 Hàng ghế đầu bị nấm, mốc trên một chiếc CR-V tại Hà Nội. Ảnh: Mạnh Thắng
Hàng ghế đầu bị nấm, mốc trên một chiếc CR-V tại Hà Nội. Ảnh: Mạnh Thắng

Vì hoạt động trong môi trường ẩm, cách hiệu quả nhất để hạn chế nấm là giảm độ ẩm trong xe. Trước khi đỗ xe lâu ngày không sử dụng (thường từ 3 đến trên 5 ngày), chủ xe cần lau qua phần nội thất bằng giẻ khô để loại bỏ độ ẩm trong xe, loại bỏ thức ăn, dung dịch để trong xe có thể tạo ra độ ẩm.

Chủ xe không nên để các vật dụng như gối, chăn… lên bề mặt của ghế da (do bề mặt da dễ hình thành nấm mốc khi có độ ẩm), để không gian nội thất thoáng nhất có thể. Chủ xe cũng nên tìm vị trí thoáng mát, tránh hơi ẩm trực tiếp như nơi hay mưa, ngập hoặc quá gần sông, kênh…

Nếu không thể tìm được vị trí phù hợp và ít sử dụng xe, chủ xe nên giảm hoặc loại bỏ ẩm cho xe sau 2-3 ngày, bằng cách mở hết cửa để không khí trong xe thoát ra, lau bằng khăn khô. Có thể nổ máy bật quạt gió hoặc chế độ sấy để giảm ẩm.

Trường hợp đã bị ẩm xâm nhập, nội thất hình thành các vết mốc, nên chăm sóc như sau:

Đầu tiên, dùng giẻ khô, khăn giấy lau sạch nấm, mốc. Tuyệt đối không dùng tay trực tiếp, nên đeo găng khi xử lý những vết này. Không nên dùng khăn ẩm, bàn chải nhỏ hoặc dung dịch để lau ngay, tránh vết nấm, mốc lan ra các vị trí khác.

Tiếp theo, làm sạch triệt để bằng cách dùng dung dịch chuyên dụng (dễ dàng mua trên thị trường), cồn 70 độ (có thể dùng rượu), giấm hoặc dung dịch sát khuẩn để lau. Không lau khăn đã nhúng ẩm vào những nơi liên quan điện tử như màn hình, chỉnh điều hòa điện…

Đối với các loại da cao cấp như da Nappa hay da lộn, nên dùng dung dịch chuyên dụng để tránh làm hỏng và ảnh hưởng đến bề mặt da. Ví dụ: da lộn không thể lau bằng cồn hay giấm vì có thể gây hỏng hoặc để lại mùi khó chịu.

Cuối cùng, sau khi lau sạch, chủ xe nên hút mùi và lau lại bằng khăn khô, bật quạt gió (hoặc sưởi, không dùng chế độ làm mát) để loại bỏ toàn bộ hởi ẩm trong xe.

Nội thất xe sau khi đã được về sinh. Ảnh: Mạnh Thắng
Nội thất xe sau khi đã được về sinh. Ảnh: Mạnh Thắng

Ngoài nấm, mốc, còn nhiều vấn đề khác có thể xảy ra với xe hơi phải đỗ lâu ngày, không sử dụng trong điều kiện giãn cách xã hội vì Covid-19. Một số vấn đề lớn như sau:

– Xe bị chuột cắn phá: tài xế có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để đuổi chuột. Hầu hết các cách đều không có hiệu quả 100%, vì vậy mỗi chủ xe nên sử dụng vài cách để có thể đuổi chuột tốt nhất.

– Hư hại các bộ phận trên xe: lâu ngày không được vận hành, các bộ phận trên xe như lốp, ắc-quy, các dung dịch, gioăng cao su cánh cửa… có thể hư hại, vì đặc thù các chỉ tiết này chỉ “sống” khi được hoạt động hàng ngày. Cách tốt nhất tránh việc này là định kỳ nổ máy xe, lăn bánh qua lại, mở/đóng cửa… tối thiểu 1 lần mỗi tuần.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác