(News.oto-hui.com) – Với những chiếc xe ô tô sử dụng động cơ diesel (máy dầu), đặc biệt xe khách, xe tải hạng nhẹ sẽ chẳng còn xa lạ gì với dung dịch Adblue. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức về đèn cảnh báo Adblue.
Ý nghĩa của đèn cảnh báo AdBlue
Có 3 kiểu đèn cảnh báo AdBlue trên bảng điều khiển có thể phát sáng để cảnh báo bạn về bất kỳ vấn đề nào với hệ thống AdBlue.
- Đèn đầu tiên là đèn cảnh báo mức độ thấp màu vàng. Nó cho biết rằng bình dung dịch Adblue đang ở mức thấp, bạn cần phải đổ thêm chất lỏng xử lý khí thải vào. Đèn sẽ tắt sau khi bạn đã thực hiện đổ bổ sung đầy đủ. Nếu bạn không đổ đầy bình, cuối cùng nó sẽ chuyển sang màu đỏ.
- Đèn sáng đỏ đồng nghĩa bạn sẽ không thể khởi động lại động cơ sau khi đã tắt. Đây là một tính năng được thiết kế để ngăn người lái xe đi quãng đường dài mà không có bất kỳ chất lỏng Adblue xử lý khí thải nào. Một lần nữa, việc thêm dung dịch xử lý khí thải vào bình chứa, đèn này sẽ tắt.
- Cuối cùng, ECU động cơ phát hiện bất kỳ trục trặc nào trong hệ thống, đèn check động cơ sẽ sáng cùng với cảnh báo mức chất lỏng Adblue. Điều này có thể chỉ ra sự cố với hệ thống phân phối hoặc cảm biến mức chất lỏng hoặc nó có thể chỉ ra rằng chất lỏng đang được sử dụng không chính xác. Lúc này sẽ cần máy chẩn đoán để đọc mã lỗi và hiểu điều gì đang xảy ra. Đừng bỏ qua đèn này vì việc sử dụng không đúng loại chất lỏng có thể làm hỏng các hệ thống có liên quan vĩnh viễn.
Có an toàn khi lái xe với đèn cảnh báo AdBlue bật không?
Việc bỏ qua cảnh báo màu đỏ cuối cùng sẽ khiến bạn không thể khởi động động cơ. Khi bạn nhìn thấy cảnh báo chất lỏng thấp, bạn vẫn còn một khoảng thời gian ngắn trước khi thực hiện đổ đầy lại là hoàn toàn lượng dung dịch cần thiết.
Xe có công nghệ SCR được trang bị một thiết bị điện tử ngăn động cơ khởi động trong trường hợp không có AdBlue. Tồi tệ hơn là bạn rất có thể sẽ phải gọi một chuyên gia để được bảo dưỡng.
Việc tự đổ, bổ sung dung dịch AdBlue không ảnh hưởng gì đến bảo hành xe của bạn. Tuy nhiên, hãy đảm bảo đổ đầy bể chứa của bạn với AdBlue và đừng đổ nhầm AdBlue vào bình nhiên liệu đấy nhé!
Bài viết liên quan:
- Dung dịch AdBlue – Giải pháp hữu hiệu để xử lý khí thải
- Tiêu chuẩn khí thải khiến kích thước động cơ ô tô to hơn trong tương lai
- Tìm hiểu các tiêu chuẩn khí thải của Châu Âu (EURO)