THANH NAM (Lược dịch)

Hướng dẫn sửa chữa cổ góp xả bị nứt

Cổ góp xả là một bộ phận có tác dụng đưa dòng khí thải của động cơ ra bên ngoài. Tuy nhiên, chi tiết này cũng hay bị nứt do nhiệt độ làm việc cao và ảnh hưởng bởi sự rung động của động cơ. Điều này gây ra các tiếng ồn khi xe di chuyển, và cũng ảnh hưởng đến những người xung quanh. 

Bạn cũng có thể tự sửa chữa vấn đề này ở nhà nếu là một người đam mê, thích tự sửa chữa mọi thứ. Chỉ cần bạn biết cách hàn gió đá và có các dụng cụ như: mỏ hàn, mặt nạ hàn, găng tay, bàn chải sắt, là có thể sửa cổ góp xả bị nứt.

1. Đánh giá hư hỏng.

Trước tiên bạn cần tháo phần cổ góp xả bị nứt ra ngoài. Thông thường phần cổ góp xả này được định vị bằng các bulông và bắt chặt vào phần nắp máy. Chú ý, bạn nên làm việc này khi động cơ đã nguội và ống xả không còn nóng nữa.

Sau khi phần cổ góp xả đã được tháo ra, hãy quan sát vị trí vết nứt có lớn hay không. Việc hàn chỉ có thể thực hiện khi vết nứt không quá lớn. Với các vết nứt, vỡ mà bạn có thể đút phần ngón tay vào thì phải có cách khác chứ không thể hàn được.

2. Làm sạch khu vực bị nứt.

Ống xả là phần chứa khá nhiều muội than và rỉ sét vì phần cổ góp xả thường được làm bằng gang. Vậy nên, trước khi tiến hành bạn cần làm sạch vết nứt bằng chổi hoặc cọ sắt. Rồi dùng khí nén để thổi hết các bụi bẩn này ra khỏi vết nứt. Sau khi đã làm sạch bạn sẽ tiến hành hàn.

3. Hàn vết nứt.

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc hàn gió đá thì tốt nhất là bạn không nên tự sửa chữa. Còn nếu bạn đã có kinh nghiệm thì hãy làm theo những chỉ dẫn dưới đây. Chỉnh lượng gió và đá sao cho nhiệt của mỏ hàn ở mức không quá cao. Đưa que hàn gần với bề mặt vết nứt đồng thời dùng mỏ hàn để làm nóng chảy que hàn. Kim loại nóng chảy từ que hàn sẽ lấp đầy vết nứt.

Bạn nên đưa que hàn và mỏ hàn đều theo vết nứt để lượng kim loại từ mỏ hàn có thể phủ Bạn không nên đổ nước vào mối hàn để làm mối hàn nguội nhanh mà cách tốt nhất là để tự nguội vì khi đổ nước vào mối hàn có thể bị nứt do quá trình giãn nở không đều.

4. Kiểm tra.

Sau khi mối hàn đã nguội bạn cần kiểm tra lại xem còn vị trí nào nứt hay hở không rồi mới lắp cổ góp xả lên xe. Sau đó, bạn có thể đề máy để kiểm tra xem tiếng kêu có khác với lúc trước khi sửa chữa không.

Chúc các bạn thành công !

Nguồn : doityourself

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác