Tạ Hiển - Tổng hợp

4 bước điều chỉnh khe hở bugi

(News.otohui-com) – Đối với động cơ đốt trong đặc biệt là động cơ xăng, khe hở bugi là một chỉ số kỹ thuật hết sức quan trọng. Khi bảo dưỡng hoặc thay thế bugi, chúng ta phải đảm bảo rằng các bugi đều có khe hở phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Kiểm tra khe hở bugi thường xuyên sẽ giúp động cơ duy trì được hoạt động hiệu quả và ổn định trong suốt thời gian vận hành.

Cách điều chỉnh khe hở bugi?
Cách điều chỉnh khe hở bugi?

Khe hở bugi là gì? Khe hở Bugi là khoảng cách giữa điện cực trung tâm và điện cực nối mass, được đặt sao cho sự phóng điện xảy ra tại mức điện áp thích hợp đốt cháy nhiên liệu và tạo ra quá trình đốt cháy trong buồng đốt giúp động cơ hoạt động. Chính vì thế, ta nên kiểm tra kỹ xem khe hở bugi có được đặt đúng theo quy định của nhà sản xuất trước khi lắp bugi.

1. Cách xác định khe hở bugi tiêu chuẩn?

Thử hỏi chúng ta làm sao nhận biết việc kiểm tra khe hở đã đạt hay chưa? Việc xác định khe bugi tiêu chuẩn đối với từng xe khác nhau là rất quan trọng.

Khe hở ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất của bugi, vì vậy các kiểu xe khác nhau phải sử dụng giá trị khe hở do nhà sản xuất khuyến nghị không được quá lớn hoặc quá nhỏ. Tất cả các loại bugi thương hiệu đều có mã bugi và chúng thường sử dụng số hoặc chữ cái để thể hiện giá trị khe hở. 

Dưới đây là một vài mã bugi của những hãng sản xuất phổ biến:

  • Bosch – cuối mỗi mã bugi Bosch sử dụng những chữ cái S, T, U, V, W, X, Y, Z lần lượt cho 0.7 mm, 0.8 mm, 1.0 mm, 1.3 mm, 0.9 mm, 1.1 mm, 1.5 mm, 2.0 mm .
  • NGK – Ở cuối mỗi mã bugi, NGK sử dụng những số 6, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 15 để biểu thị lần lượt 0.6 mm, 0.7 mm, 0.8 mm, 0.9 mm, 1.0 mm, 1.1 mm , 1.3 mm, 1.5 mm.
  • DENSO – ở cuối mỗi mã bugi, DENSO cũng việc sử dụng 6, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 15 lần lượt để biểu thị 0.6 mm, 0.7 mm, 0.8 mm, 0.9 mm, 1.0 mm, 1.1 mm, 1.3 mm, 1.5 mm.

2. Các bước kiểm tra và điều chỉnh khe hở bugi?

Bước 1: Làm sạch bugi

Nếu bugi còn mới, đây không phải là một vấn đề nghiêm trọng; tuy nhiên, nếu chúng ta đang kiểm tra một bugi đã được sử dụng nó như bugi bị bẩn hoặc bị hư hại tại các điểm cực đánh lửa. Hãy làm sạch các đầu điểm cực và lưu ý không sử dụng vật liệu dễ làm mài mòn bề mặt cực bugi.

Man checks the spark plug on the old car

Hãy tìm hiều thêm về:
Các dấu hiệu cho biết bugi cần được thay th
ế

Bước 2: Đo khe hở hiện có của bugi

Sử dụng thước lá hoặc dụng cụ đo khoảng cách chúng ta có để đo khe hở bugi. Đưa dụng cụ qua các điện cực để xác định khe hở. Ghi lại số liệu và so sánh nó với giá trị tiêu chuẩn được đề xuất được liệt kê trong sách hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bước 3: Thực hiện điều chỉnh khe hở bugi

Chọn giá trị thích hợp và sử dụng công cụ điều chỉnh khe hở bugi có thể là kìm hoặc một thiết bị chuyên dụng để điều chỉnh khe hở bugi. Nhẹ nhàng uốn cong điện cực nối mass vào để thu hẹp khoảng cách hoặc uốn cong nó ra để mở rộng thêm.

Hãy rất cẩn thận khi thực hiện các điều chỉnh. Không uốn cong điện cực quá. Lưu ý bugi bền nhưng không vì thể mà chúng ta tác dụng quá nhiều lực.

Ngoài ra, hãy cẩn thận để không chạm hoặc làm hư vào điện cực trung tâm. Điện cực trung tâm iridium hoặc platinum bằng kim loại quý có thể rất dễ hư hỏng khi điều chỉnh chúng. Điều quan trọng là phải sử dụng dụng cụ điều chỉnh khe hở bugi cẩn trọng và phù hợp.

Bước 4: Kiểm tra lại khe hở bugi

Lặp lại quá trình điều chỉnh cho đến khi đặt được khe hở tiêu chuẩn cần thiết.

Nếu khe hở bugi được đặt không chính xác, nó có thể dẫn đến các vấn đề về động cơ như bỏ máy, đánh lửa yếu, bám nhiều bụi bẩn bugi, mòn bugi nhiều hơn hoặc tốn nhiều nhiên liệu hơn. Khe hở bugi quá nhỏ có thể tạo ra tia lửa điện quá yếu ảnh hưởng đến quá trình đốt cháy trong động  cơ; khe hở quá rộng có thể dẫn đến bugi đánh lửa không chính xác.

Do đó việc kiểm tra và điều chỉnh khe hở bugi theo số quảng đường đi khuyến nghị là điều cần thiết để bảo vệ động cơ và duy trì hiệu suất hoạt động cao trong quá trình vận hành.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác